Đề kiểm tra cuối học kì II - Địa lí 8

MH

1. Nêu vị trí, giới hạn, đặc điểm hình dạng lãnh thổ Việt Nam? Vị trí địa lí có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?

2. Vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển? Biển đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống nhân dân?

3. Trình bày lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam? Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay?

4. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam? Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta?

5. Cho biết các đảo và quần đảo sau thuộc tỉnh nào: Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Cồn Cỏ, Côn Đảo, Phú Quốc?

TC
15 tháng 2 2020 lúc 12:14

1.

Thuận lợi:

Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…) Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn:

Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng… Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm

Thuận lợi:

Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…) Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn:

Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng… Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm

2.Lý do bảo vệ tài nguyên môi trường biển vì: - Biển nước ta đang bị suy giảm tài nguyên và ô nhiểm môi trường biển, đảo (diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh; nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy); các loài cá quý (cá thu….)

- Thuận lợi:

Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển. Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch. Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu. Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.

- Khó khăn:

Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển. Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông. Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển. Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung.

3.

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:

– Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):

Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển. Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt. Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.

– Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):

Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm. Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền. Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi. Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.

– Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):

Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm. Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại. Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ. Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay.

– Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.

– Xuất hiện các cao nguyên ba dan núi lửa.

– Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ.

– Mở rộng Biển Đông.

– Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, bôxít, than bùn…

4.Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam:

Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản

Một số mỏ có trữ lượng lớn: Than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, bôxít, apatít, crôm, thiếc, đất hiếm và đá vôi

Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta:

– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)

– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.

– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DP
15 tháng 2 2020 lúc 19:32

câu 1

* Thuận lợi:

– Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.

– Việt Nam có thể hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng Quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.

* Khó khăn:

– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn, cháy rừng, sóng biển) và chống giặc ngoại xâm ( xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc…)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DP
15 tháng 2 2020 lúc 19:34

câu 2

+ Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.

+ Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch.

+ Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.

+ Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.

– Khó khăn:

+ Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.

+ Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông.

+ Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DP
15 tháng 2 2020 lúc 19:37

câu 4

– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)

– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.

– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
VD
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
SH
Xem chi tiết
AH
Xem chi tiết
TY
Xem chi tiết