Ôn tập chương III : Thống kê

DN

1) Nêu định nghĩa và tính chất của hai góc đối đỉnh? Vẽ hình? Ghi giả thiết, kết luận.

2) Phát biểu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng? Vẽ hình minh họa.

3) Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song? Vẽ hình ghi giả thiết, kết luận.

4) Phát biểu tiên đề ơclit? Vẽ hình minh họa.

5) Phát biểu định lí về tổng 3 góc của một tam giác? Định nghĩa và tính chất góc ngoài của tam giác.

6) Phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác? Vẽ hình ghi giả thiết, kết luận.

TL
3 tháng 12 2017 lúc 16:07

1)

Lý thuyết về hai góc đối đỉnh.

Kiến thức cơ bản:

1. Hai góc đối đỉnh:

Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mối cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

2. Tính chất:

Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

VD:

ˆO1O1^ đối đỉnh với ˆO3⇒ˆO1=ˆO3O3^⇒O1^=O3^

ˆO2O2^ đối đỉnh với ˆO4⇒ˆO2=ˆO4

ĐỊNH LÝ:

Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

Hai góc đối đỉnh là 2 góc có cạnh của góc này là tia đối của cạnh góc kia

Bình luận (2)
TL
3 tháng 12 2017 lúc 16:12

2)

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng

Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy

d là đường trung trực của đoạn thẳng AB

2. Định lí 1:

Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó

GT : d là trung trực của AB

M ∈ d

KL : MA = MB

Định lí 2:

Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó

3. Nhận xét

Từ định lí thuận và đảo ta có:

Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó.

Bình luận (2)
TL
3 tháng 12 2017 lúc 16:15

3)

Lý thuyết về hai đường thẳng song song.

Tóm tắt kiến thức:

1. Khái niệm

- Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung. Ký hiệu a//b.

- Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.

2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.

giả thiết kết luận thì..............sorry nha

Bình luận (0)
TL
3 tháng 12 2017 lúc 16:18

4)

VD:

Bài 32. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào diễn đạt đúng nội dung của tiên đề Ơ-clit.

a) Nếu qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có hai đường thẳng song song với a thì chúng trùng nhau.

b) Cho điểm M ở ngoài đường thẳng a. Đường thẳng đi qua M song song với đường thẳng a là duy nhất.

c) Có duy nhất một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.

d) Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có ít nhất một đường thẳng song song với a.

Hướng dẫn giải:

a) Đúng

b) Đúng

c) Sai vì có rất nhiều đường thẳng cùng song song với đường thẳng a.

d) Sai vì qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a chỉ có duy nhất một đường thẳng song song với a.

Bình luận (0)
TL
3 tháng 12 2017 lúc 16:21

5)

1. Tổng ba góc của một tam giác

Định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800

2. Áp dụng vào tam giác vuông.

Trong tam giác vuông có hai góc nhọn phụ nhau.

3. Góc ngoài của tam giác

a) Định nghĩa: Góc ngoài của tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác.

b) Định lí: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc tỏng của hai góc không kề với nó.

c) Nhận xét: Góc ngoài của tam giác lớn hơn mỗi ngóc trong không kề với nó.

Bình luận (3)
TL
3 tháng 12 2017 lúc 16:23

6)

1. Các trường hợp bằng nhau của tam giác

a) Trường hợp 1: cạnh – cạnh – cạnh: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

b) Trường hợp 2: cạnh – góc – cạnh: Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

c) Trường hợp 3: góc – cạnh – góc: Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

2. Ứng dụng

Chúng ta thường vận dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác để:

- Chứng minh: hai tam giác bằng nhau, hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau; hai đường thẳng vuông góc; hai đường thẳng song song; ba điểm thẳng hàng; ...

- Tính: các độ dài đoạn thẳng; tính số đo góc; tính chu vi; diện tích; ...

- So sánh: các độ dài đoạn thẳng; so sánh các góc; ...

Bình luận (1)
TL
3 tháng 12 2017 lúc 16:28

Bạn có thể chọn bài 6 này:

I. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh:

1) Vẽ tam giác biết độ dài 3 cạnh: (HS tự nêu các bước vẽ)

VD: Vẽ rABC biết AB = 3cm, BC = 5cm, AC = 4cm.

2) Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh:

“Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.”

II. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – góc – cạnh:

1) Vẽ tam giác biết độ dài 2 cạnh và 1 góc xen giữa:

(HS tự nêu các bước vẽ)

VD: Vẽ rABC biết AB = BC = 4cm,

2) Trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh:

“Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.”

Bình luận (0)
TL
3 tháng 12 2017 lúc 16:29

sorry nhìu nha

bucminh

Bình luận (2)
TK
3 tháng 12 2017 lúc 20:49

Nêu định nghĩa và tính chất của hai góc đối đỉnh? Vẽ hình? Ghi giả thiết, kết luận.

* Định nghĩa : Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của hóc này là tia đối của một cạnh của góc kia

* Tính chất : Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

* Hình Ôn tập chương III : Thống kê

+ giả thiết : Hai góc đối đỉnh

+ Kết luận : thì bằng nhau

2) Phát biểu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng? Vẽ hình minh họa.

Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đương trung trực của đoạn thẳng ấy

Hình : Ôn tập chương III : Thống kê

3) Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song? Vẽ hình ghi giả thiết, kết luận.

Nếu đương thẳng x cắt hai đường thẳng a,b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau ( hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau ) thì a và b song song với nhau

Hình : Ôn tập chương III : Thống kê

giả thiết , kết luận :

Ôn tập chương III : Thống kê

4) Phát biểu tiên đề ơclit? Vẽ hình minh họa.

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó

Hình : Ôn tập chương III : Thống kê

5) Phát biểu định lí về tổng 3 góc của một tam giác? Định nghĩa và tính chất góc ngoài của tam giác.

* Định lí : Tổng ba góc của một tam giác bằng 180o

* Định nghĩa : Góc ngoài của một tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác ấy

* Định lí : Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó

6) Phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác? Vẽ hình ghi giả thiết, kết luận.

* Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh ( c.c.c)

- Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

Hình : Ôn tập chương III : Thống kê

* Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh ( c.g.c)

- Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

Hình : Ôn tập chương III : Thống kê

* Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - cạnh - góc (g.c.g)

- Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

Hình : Ôn tập chương III : Thống kê

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
GD
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
PQ
Xem chi tiết