Chương V. Tiêu hóa

GA

1. Nêu cách bộ phận cơ quan thính giác, thị giác .

2. Cấu tạo của cầu mắt màng lưới của cầu mắt ?

3. Vì sao ảnh của vật rơi vào điểm vàng thì nhìn rõ điểm mù lại không nhìn rõ vật.

4. Các tật của mắt. Khái niệm nguyên nhân và khắc phục

 

MH
6 tháng 4 2021 lúc 15:52

1.

* Các bộ phận của cơ quan phân tích thị giác gồm cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương.

undefined

* Các bộ phận của cơ quan phân tích thính giác gồm: Tai ngoài , tai giữa, tai trong.

 - Tai ngoài gồm:

+ Vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm.

+ Ống tai có nhiệm vụ hướng sóng âm.

Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ có đường kính khoảng 1cm.

- Tai giữa

+ Là một khoang xương gồm chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau.

+ Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).

+ Khoảng tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.

- Tai trong gồm:

+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên để thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

+ Ốc tai gồm ốc xương tai bên trong có ốc tai màng có chức năng thu nhận các kích thích của sóng âm.

   Ốc tai màng là 1 ống màng chạy dọc ốc tai xương và cuốn quang trụ ốc hai vòng rưỡi gồm màng tiền đình (phía trên), màng cơ sở (phía dưới) và màng bên.

   Trên màng cơ cở có cơ quan Coocti chứa tế bào thụ cảm thính giác.

Bình luận (0)
MH
6 tháng 4 2021 lúc 15:53

2.

a. Cấu tạo cầu mắt

* Cấu tạo ngoài.

- Hình dạng: hình cầu.

- Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.

- Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.

* Cấu tạo trong

- Cầu mắt có 3 lớp màng là:

+ Màng cứng nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt.

+ Màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.

+ Màng lưới chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào là tế bào nón và tế bào que).

- Môi trường trong suốt:

+ Màng giác nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.

+ Thủy dịch.

+ Thể thủy tinh.

+ Dịch thủy tinh.

b. Cấu tạo màng lưới

- Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm.

+ Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít. Một tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực.

+ Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.

+ Điểm mù  là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.

+ Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.

Bình luận (0)
MH
6 tháng 4 2021 lúc 15:53

3.

Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ trong khi ở vùng ngoại vi nhiểu tế bào nón hoặc nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.

 

Bình luận (0)
MH
6 tháng 4 2021 lúc 15:55

4.

a. Cận thị

- Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.

- Điểm khác nhau giữa vị trí rơi của ảnh giữa mắt người bình thường và người bị cận thị.

+ Người bị cận thị thường phải đưa vật vào gần mắt hơn để ảnh của vật rơi trên màng lưới giúp nhìn vật rõ hơn.

- Nguyên nhân:

+ Tật bẩm sinh do cầu mắt dài.

+ Không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường làm cho thủy thể tinh luôn luôn phồng lâu dần mắt khả năng co dãn.

- Cách khắc phục:

+ Đeo kính cận (kính mặt lõm – kính phân kì).

+ Ngồi học đúng tư thế, đọc sách nơi có ánh sáng vừa đủ.

+ Không ngồi quá lâu trước máy tính (sau khi ngồi 1 – 2 tiếng nên cho mắt thư giãn 5 – 10 phút).

+ Ngồi học ở bàn ghế phù hợp.

+ Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt như gấc, cà rốt, dầu cá, …

 b. Viễn thị

- Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa (trái với cận thị).

- Điểm khác nhau giữa vị trí rơi của ảnh giữa mắt người bình thường và mắt người bị viễn thị.

+ Ảnh của vật rơi phía sau võng mạc nên cần đưa vật ra xa hơn để cho ảnh của vật rơi trên màng lưới giúp nhìn rõ vật hơn.

- Nguyên nhân:

+ Bẩm sinh cầu mắt ngắn.

+ Người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng lên được.

- Cách khắc phục: đeo kính lão (kính hội tụ) để tăng độ hội tụ kéo vật từ phía sau về đúng màng lưới.

 
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HB
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KV
Xem chi tiết
RL
Xem chi tiết