Đề kiểm tra 1 tiết chương châu Á - Địa lí lớp 8

H24

1. Kiểu khí hậu nhiệt đới khô, cận nhiệt lục địa ở châu Á thuộc đới khí hậu nào?

2. Sông Ti – grơ và sông Ơ –phrát là 2 sông lớn thuộc khu vực nào của châu Á?

3. Châu Á tiếp giáp với 2 châu lục, 3 đại dương lớn nào?

4. Ấn Độ là nơi ra đời của 2 tôn giáo lớn nào?

5. Chủng tộc Ơ rô pê ô ít phân bố chủ yếu ở những khu vực nào của châu Á?

6. Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào của châu Á?

7. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và kích thước lãnh thổ của châu Á?

8. Cho biết những điểm khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở

châu Á? Vì sao khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau?
giúp mình với ạ<3333

PD
18 tháng 10 2020 lúc 19:19

Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu :

+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.

+ Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

- Kiểu khí hậu gió mùa: trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông gió từ nội đị thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng, ẩm mưa nhiều.

+ Hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa nhiều nhất thế giới.

- Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô.

- Phân bố: các vùng nội địa, khu vực Tây Nam Á.

- Đặc điểm: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng khô, lượng mưa trung bình 200-500 mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PD
18 tháng 10 2020 lúc 19:20

3.

- Châu Á tiếp giáp với các đại dương: + Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Đông giáp Thái Bình Dương
+ Phía Nam giáp Ấn Độ Dương
- Châu Á tiếp giáp với các châu lục:
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp Châu Âu
+ Phía Tây Nam giáp Châu Phi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PD
18 tháng 10 2020 lúc 19:22

4.

Tại Ấn Độ ra đời hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo.

+ Ấn Độ giáo ra đời vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên.

+ Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI trước Công nguyên

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PD
18 tháng 10 2020 lúc 19:22

5.

Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít: phân bố ở khu vực Trung Á, Nam Á và Tây Nam Á.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PD
18 tháng 10 2020 lúc 19:23

6.

Dầu mỏ, khí đốt phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á, Đông Nam Á.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PD
18 tháng 10 2020 lúc 19:24

7.

* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).

Bình luận (0)
PD
18 tháng 10 2020 lúc 19:27

8.

* Các kiểu khí hậu châu Á:

- Các kiểu khí hậu gió mùa châu Á :

+ Kiểu khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á

+ Kiểu khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á

+ Đặc điểm:

- Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể

- Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều

- Các khí hậu lục địa:

+ Phân bố vùng nội địa: Ôn đới lục địa, Cận nhiệt lục địa

Phân bố ở khu vực Tây Nam Á: Nhiệt đới khô

+ Đặc điểm:

- Mùa đông khô và lanh

- Mùa hạ khô và nóng

* Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa...

- Như vậy, châu Á có nhiéu đới khi hậu khác nhau. Sự đa dạng này là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Mặt khác, ở một số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LN
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HQ
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết