Lịch sử thế giới hiện đại

NP

1. Kể tên các cuộc cách mạng tư sản mà em đã được học? Thế nào là Cách mạng Tư sản. Điểm khác biệt của cách mạng tư sản so với vô sản

2. Nêu ý nghĩa, của Ccách mạng tháng Mười Nga

4. Tình hình các nước châu Âu trong những năm 1918 1939 như thế nào

3. Hoàn cảnh, nội dung, tác dụng của chính sách kinh tế mới NEP

5. Hoàn cảnh, nội dung, tác dụng của chính sách kinh tế mới Ru dơ ven

Tình hình của Nhật Bản trong những năm 1918 1939 như thế nào

7. Những nét chung về tình hình các nước châu Á trong những năm 1918 1939

9. Nguyên nhân, tính chất, hệ quả của Chiến Tranh thế giới lần thứ 2

Giúp mình với mình đang cần gấp

LT
1 tháng 12 2018 lúc 20:56

1,

* Các cuộc cách mạng tư sản là :

- Cách mạng tư sản Hà Lan

- Cm tư sản Anh

- Cm tư sản Pháp

- Cm tư sản Mĩ

* Cách mạng tư sản là :
- là do tư sản lãnh đạo .
- chống lại chế độ phong kiến .
- tạo sự phát triển cho tư sản .
(nhiều khi là tranh giành thị trường :cuộc đấu tranh giành lại độc lập ở Nam Mỹ; và nhiều khi cách mạng tư sản bị phản đối và lập thành chế độ cộng hòa,nhưng vẫn mang lợi cho tư bản).

* Điểm khác biệt :

- Cách mạng tư sản
+ Mục đích : Đòi quyền lợi kinh tế cho giai cấp mìh, dễ dàng thoả hiệp khi hưởng chút quyền lợi
+ Giai cấp lãnh đạo : tư sản
+ Phươg hướng pt: theo khuynh hứơng dân chủ tsản, dễ dàng thoả hiệp
- Cách mạng vô sản
+Mục đích: Giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ, đế quốc, phong kiến, tư sản
+Giai cấp lãnh đạo: Công nhân
+Phương hướng pt : là cuộc cách mạng dân tộc, chính nghĩa, đi tới thắng lợi

Bình luận (0)
LT
1 tháng 12 2018 lúc 20:58

2,

Đối với nước Nga :

Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga . Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .

Đối với thế giới :

Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức . Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước
Bình luận (0)
LT
1 tháng 12 2018 lúc 21:09

9,

* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu - thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

- Tính chất :

+ Giai đoạn 1939 – 1941: là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào chết chóc.

+ Giai đoạn 1941 – 1945: là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu.

- Hệ quả :Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả kéo dài trong khoảng thời gian từ năm 1945 - 1957. Thế giới từ chỗ đa cực đã chuyển thành lưỡng cực với sự thống trị tuyệt đối của 2 nước thắng trận mạnh nhất là Liên Xô và Hoa Kỳ.

Bình luận (1)
NV
2 tháng 12 2018 lúc 6:17

9. * Nguyên nhân : -Sau chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc lại nảy sinh ra những mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa.

-Cuộc khủng hoảng kinh thế thế giới năm 1929-1933làm cho mâu thuẫn ngày càng gay gắt .

=> Hình thành hai khối quân sự đối lập nhau:

+Khối phát xít : Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

+ Khối đồng minh: Anh , Pháp , Mĩ.

- Hai khối này cùng chung kẻ thù là Liên Xô. VìLiên Xô đại diện cho phe xã hội chủ nghĩa.

+ Anh , Pháp , Mĩ muốn mượn tay phát xit để tiêu diệt Liên Xô . Tuy nhiên biết mình chưa đủ sức tấn công Liên Xô nên đã quyết định tấn công Châu  trước ->Dẫn đén điều kiện thuận lợi cho Đức gây chiến tranh.

+ Nhận xét : Chính sự nhượng bộ, thỏa hiệp của các nước Châu Âu đã khiến cho Hít-le thuận lợi thực hiện âm mưu gây chiến tranh.

* Tính chất : Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa .

* Hệ quả: + Chủ nghĩa phát xít hoàn toàn bị sụp đổ phe đồng minh cùng nhân loại êu chuộng hòa bình dành thắng lợi.

- Hơn 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.

- Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất , bắng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước cộng lại.

=> Đây là hậu quả lớn nhất , khốc liệ nhất , nặng nề nhất trong loịch sử nhân loại.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
QN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết