Chương X. Vi khuẩn - Nấm - Địa y

NT

1) Hạt cây 1 lá mầm khác hạt cây 2 lá mầm ở điểm nào ?

2) Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là gì ?

3) Các chất hữu cơ do thực vật chế tạo ra có ý nghĩa gì ?

4) Vì sao nấm không phải thực vật ?

5)Trình bày những điều kiện cần cho hạt nảy mầm ?

6)Học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam ?

NM
3 tháng 5 2016 lúc 20:07

1) 

 Điểm giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.

 Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho.

 

Bình luận (0)
NM
3 tháng 5 2016 lúc 20:07

2) Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
 

Bình luận (0)
NM
3 tháng 5 2016 lúc 20:12

5) Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:

+ Nhiệt độ

+ Nước 

+ Không khí

+ Chất lượng hạt giống tốt

Bình luận (0)
NM
3 tháng 5 2016 lúc 20:13

6) - Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật. 
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. 
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm. 
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.. 

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương? 
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương. 
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương. 
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Bình luận (0)
NM
3 tháng 5 2016 lúc 20:18

3) Cung cấp thức ăn cho động vật ( Động vật lại là thức ăn cho động vật khác và con người)

Bình luận (0)
NT
3 tháng 5 2016 lúc 19:59

ai trả lời giúp mình đi

Bình luận (0)
NT
3 tháng 5 2016 lúc 20:00

ai giúp mình trả lời nhanh để mai mình thi nào ?

Bình luận (0)
NM
3 tháng 5 2016 lúc 20:10

3)  Chất hữu cơ được thực vật tạo ra trong quá trình sống và phát triển của nó thì rất nhiều, mình chỉ biết những chất này và vai trò của nó thế này thôi =') 
Các loại đường: đường đơn(glucozo), đường đôi(saccarozo,mantozo),đường đa(xenlulozo, tinh bột) là các vật chất sinh năng lượng cho thực vật trong hô hấp. 
Xenlulozo: cấu tạo lớp màng thực vật, là bộ khung của thực vật, là nơi ở của các sinh vật sống trên cây, là nguyên liệu trong công nghiệp gỗ, nhiên liệu,........ 
Tinh bột (1 loại đường đa) : là sản phẩm hữu cơ tích trữ đẻ nuôi cây hoặc là thức ăn đối với loài khác. 
Axit hữu cơ: axit oxalic, axit xitric,.. đóng vai trò trung gian vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể sinh vật (Thực vật, động vật). Trong việc bảo quản thực vật, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Con người sử dụng chất này để làm thực phẩm hằng ngày nghiệp như axit xitric có trong quả tranh, đẻ làm dược liệu, làm đẹp..... 
Hoocmon Thực vật điều tiết sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật, được ững dụng rất nhiều trong đời sống.

Bình luận (0)
NT
3 tháng 5 2016 lúc 20:10

tiếp đi bạn mình đang cần gấp

Bình luận (0)
NM
3 tháng 5 2016 lúc 20:11

4) Nấm không là thực vật vì thành nấm cấu tạo bằng kitin còn thành tế bào thực vật cấu tạo bằng xenlulôzơ, nấm ko có sắc tố quang quang hợp ( chất diệp lục) nên hình thức dinh dưỡng của nấm là dị dưỡng hoại sinh, còn thực vật có sắc tố quang hợp ( chất diệp lục) nên hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng quang hợp ( hay còn gọi là quang tự dưỡng), chất dự trữ của thực vật là tinh bột còn của nấm là glicogen

Bình luận (0)
NT
3 tháng 5 2016 lúc 20:13

bạn trả lời 1 cách ngắn nhất và dễ hiểu nhất giùm mình mình mới hoc lớp 6 nên không biết mấy cụm từ phức tạp

 

Bình luận (0)
NM
3 tháng 5 2016 lúc 20:16

4) Vì nấm nằm trong giới nấm. Giới nấm còn chia thành 2 loại là nấm men và nấm sợi .còn thực vật lại ở giới thực vật 

Bình luận (0)
NT
3 tháng 5 2016 lúc 20:17

mình tưởng vì nấm không quang hợp được

Bình luận (0)
NT
3 tháng 5 2016 lúc 20:19

uh cảm ơn bạn

Bình luận (0)
NM
3 tháng 5 2016 lúc 20:20

Bạn cũng có thể bổ sung ý mà bạn nói là vì nấm ko quang hợp được cho nó đầy đủ

Bình luận (0)
NN
3 tháng 5 2016 lúc 20:22

Câu 1: Giống nhau: đều có cấu tạo giống nhau gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm 
Khác nhau: 
Hạt cây 2 lá mầm:

+ Phôi hạt có hai lá mầm 
+ Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt cứa trong lá mầm 
Hạt cây 1 lá mầm:

+ Phôi hạt có một lá mầm 
+Chất dinh dưỡng của hạt chứa trong phôi nhũ

Câu 2: Tính chất đặc trưng của thực vật hạt kín: Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

Câu 3: Các chất hữu cơ do thực vật chế tạo ra có ý nghĩa: Cung cấp thức ăn cho các động vật.

Câu 4: Nấm không phải là thực vật vì thành nấm cấu tạo bằng kitin còn thành tế bào thực vật cấu tạo bằng xenlulôzơ, nấm ko có sắc tố quang quang hợp ( chất diệp lục) nên hình thức dinh dưỡng của nấm là dị dưỡng hoại sinh, còn thực vật có sắc tố quang hợp ( chất diệp lục) nên hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng quang hợp ( hay còn gọi là quang tự dưỡng), chất dự trữ của thực vật là tinh bột còn của nấm là glicogen

Câu 5: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là nước, nhiệt độ, không khí

Câu 6: Để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam, học sinh cần phải :

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương. 
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương. 
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Bình luận (0)
NT
3 tháng 5 2016 lúc 20:23

cảm ơn nhiều, bài của bạn cũng gần giống với đề cương của mình, giờ thì có thể yên tâm ổn rồi. Cảm ơn bạn rất nhiều!!!

Bình luận (0)
VV
7 tháng 5 2016 lúc 8:34

cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở việt nam

Bình luận (0)
VV
7 tháng 5 2016 lúc 8:40

cần phải làm làm gì để bảo vệ ở đa dạng ở việt nam

Bình luận (0)
TQ
19 tháng 5 2016 lúc 20:48

1) 

Đặc điểm

Cây Một lá mầmCây Hai lá mầm
RễRễ chùmRễ cọc
ThânThân cỏ, cộtĐa dạng
Kiểu gân láGân lá song song hoặc hình cungGân lá hình mạng
Số cánh hoaHoa có sáu hoặc ba cánhhoa có năm hoặc bốn cánh
HạtPhôi có một lá mầmPhôi có hai lá mầm

2) Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
3) Chất hữu cơ được thực vật tạo ra trong quá trình sống và phát triển của nó thì rất nhiều, mình chỉ biết những chất này và vai trò của nó thế này thôi.

4) Nấm không phải thực vật vì: 
- Các loài nấm đều có những đặc điểm riêng, khác hẳn với các loài thực vật. 
- Nấm có cơ thể chỉ là những sợi nấm và các dạng biến đổi của hệ sợi nấm, Nấm chưa có các cơ quan dinh dưỡng riêng biệt (như rễ, thân, lá ở thực vật). Sợi nấm chỉ có thể dài ra ở phần ngọn (khác với cây tre, cây mía vừa dài ra ở phần ngọn, vừa dài ra ở từng đốt). 
- Nấm thuộc nhóm sinh vật có nhân thực giống như thực vật nhưng thành tế bào của nấm không phải làm bằng chất xenlulôza như ở thực vật. Chất dự trữ trong tế bào nấm không phải là tinh bột như trong tế bào thực vật mà lại là glycôgen (như chất dự trữ ở gan người). 
- Dễ thấy nhất là nấm không có mầu xanh, không có chất diệp lục như ở cây xanh. Cũng chính vì vậy mà nấm không có khả năng quang hợp như thực vật. Nấm không tự chế tạo ra được các chất hữu cơ từ chất vô cơ mà phải “ăn” các chất hữu cơ có sẵn (chúng hút chất dinh dưỡng từ những sinh vật hay thực vật khác) VD: Một số loài nấm giết cả động vật; một số khác săn mồi bằng thòng lọng,chúng dùng sợi nấm thắt vòng để bẫy sâu bọ........ 
- Nấm cũng không có hoa, có quả như số đông các loài thực vật. Nấm sinh sôi nẩy nở bằng bào tử hoặc bằng một đoạn sợi nấm thôi. 
-> Có thể được coi nấm như sinh vật thuộc giới thứ 3.

5) Những điều kiện để hạt  nảy mầm là:- Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt tốt.- Điều kiện bên ngoài: Nhiệt độ, độ ẩm, không khí thích hợp.6) Học sinh cần phải làm để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam là:- Ngăn chặn phá rừng.- Bảo vệ môi trường sống của thực vật.- Hạn chế khai thác bừa bãi các loại thực vật quí hiếm.- Xây dựng ác vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn.- Cấm buôn bán xuất khẩu các loài đặc biệt quí hiếm.- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi tỏng nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.                                          **********\(Theend!!!\)*********

 

 

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
QT
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
VK
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
UT
Xem chi tiết