Bài 46 : Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở hai bên sườn Đông và Tây của núi An-đet

VT

1. Dựa vào bản đồ giáo khoa treo tường châu Mĩ - Địa lí tự nhiên (hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục), hãy điền tiếp vào chỗ (......) nội dung phù hợp.

* Dãy An-đét là một dãy núi ..................., nằm ở ................. lục địa Nam Mĩ, chạy dài từ ............ xuống ............ . Trên dãy núi có nhiều đỉnh núi cao trên 5000m như: .............................................................................................. .

* Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh .......................... , chạy sát gần bờ, nên khí hậu nơi đây hầu như ............. và là nơi ................. nhất châu lục.

2. Dựa vào sơ đồ sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây dãy Anđét trong SGK, em hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

SƯỜN TÂY SƯỜN ĐÔNG
Thảm thực vật Độ cao (m) Thảm thực vật Độ cao (m)
..................................... 0-1000m ...................................... 0-1000m
..................................... 1000-2000m ....................................... 1000-1300m
..................................... 2000-3000m ....................................... 1300-2000m
..................................... 3000-4000m ....................................... 2000-3000m
..................................... 4000-5000m ....................................... 3000-4000m
..................................... trên 5000m ....................................... 4000-5000m
........................................ trên 5000m

3. Em hãy giải thích tại sao lại có sự phân bố khác nhau về thực vật ở hai sườn dãy Anđét

TD
28 tháng 2 2017 lúc 22:06

3. Em hãy giải thích tại sao lại có sự phân bố khác nhau về thực vật ở hai sườn dãy Anđét

Vì : Sườn tây ảnh hưởng cuả dòng biển lạnh pê-ru nên mưa ít
Sườn đông ảnh hưởng của dòng biển nóng guy-a-na và ảnh hưởng của gió tín phong nên mưa nhiều
\(\rightarrow\) Hình thành các vành đai thực vật

Bình luận (0)
NM
1 tháng 3 2017 lúc 21:25

*Sườn Tây dãy An-đet

0-1000: Thực vật nửa hoang mạc

1000-2000: Cây bụi xương rồng

2000-3000: Đồng cỏ cây bụi

3000-5000: Đồng cỏ núi cao

Trên 5000: Băng tuyết

* Sườn Đông dãy An-đet

0-1000: Rừng nhiệt đới

1000-1300: Rừng lá rộng

1300-3000: Rừng lá kim

3000-4000:Đồng cỏ

4000-5000: Đồng cỏ núi cao

Trên 5000: Băng tuyết.

Bình luận (0)
DN
1 tháng 3 2017 lúc 21:34

3.ở sườn tây :có dòng biển lạnh bê ru chạy sát khiến khí hậu ở đây ít mưa khô ráo nên có hiện tượng thực vật nửa hoang mạc ta cũng biết khi có dòng biển lạnh đi đến đâu là nơi có hơi nước ít ngưng tụ vì lạnh nên không khí khô ráo ít mưa
ở sườn đông : có gió tín phong thổi theo hướng đông bắc mang hơi mát mẻ nhiều mưa của dòng biển nóng Bra xin và dòng biển guy a na nên có thực vật nhiệt đới ta cũng đã biết khi dòng biển nóng di qua nơi nào là nơi đó mưa nhiều và sẽ lạnh hoặc mát mẻ

Bình luận (0)
TV
11 tháng 3 2017 lúc 22:02

Ai biết câu 1 điền từ chỉ vớikhocroi

Bình luận (0)
VV
13 tháng 3 2017 lúc 10:20

Klq, nhưng thím là A.R.M.Y phớ hông ?

Bình luận (2)
NM
13 tháng 3 2017 lúc 20:25

- Dãy An đét là một dãy núi trẻ , nằm ở bờ tây lục địa Nam Mĩ , chạy dài từ Bắc xuống Nam Trên dãy núi có nhiều đỉnh núi cao trên 5000m như : Aconcagua, Chimborazo,...

- Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru , chạy sát gần bờ , nên khí hậu nơi đây hầu như lạnh giá và là nơimưa nhiều nhất châu lục .

Bình luận (1)
HH
25 tháng 2 2018 lúc 20:30

Bài 1 : Lời giải

Dãy Anđét là một dãy núi trẻ, nằm ở phía Tây lục địa Nam Mĩ, chạy dài từ Bắc xuống Nam. Trên dãy núi có nhiều đỉnh núi cao trên 5000m như Simbôrađô, Huacaran, Côrôpuna, Iliampu, Xalađô, Acôncagoa,...

Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru, chạy sát gần bờ, nên khí hậu nơi đây hầu như khô hạn và là nơi ít mưa nhất châu lục.

Bài 2 : Lời giải

- Các đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây An-đét

+ 0 - 1000m: thực vật nửa hoang mạc.

+ 1.000 - 2.000m: cây bụi xương rồng.

+ 2.000 - 3.000m: đồng cỏ cây bụi.

+ 3.000 - 5.000m: đồng cỏ núi cao.

+ trên 5.000m: băng tuyết vĩnh cửu.

- Các đai thực vật theo chiều cao ở sườn đông An-đét

+ 0 - 1000m: rừng nhiệt đới.

+ 1.000 — 1.300m: rừng lá rộng.

+ 1.000 — 3.000m: rừng lá kim.

+ 3.000 - 4.000m: đồng cỏ.

+ 4.000 - 5.000m: đồng cỏ núi cao.

+ trên 5.000m: băng tuyết vĩnh cửu.

Bài 3 : Lời giải

Có sự phân bố khác nhau về thực vật ở hai sườn dãy Anđét vì:

- Sườn Đông Anđét có khí hậu ấm và ẩm: đây là khu vực có gió Tín Phong Nam bán cầu thổi quanh năm, do phía đông lục địa Nam Mĩ có địa hình thấp, gió Tín Phong mang hơi ẩm từ biển vào, gặp bức chắn địa hình Anđét, gây mưa nhiều ở sườn Đông Anđét.

- Sườn tây Anđét có khí hậu khô hạn: do dòng biển lạnh Pêru chảy sát ven bờ, các khối không khí ẩm từ biển thổi vào đều ngưng tụ và gây mưa ngay ngoài khơi, khi vào đến đất liền thì giảm ẩm và không gây mưa, khiến cho sườn Tây Anđét khí hậu khô hạn, ít mưa.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LM
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết