Di truyền và biến dị - Chương II. Nhiễm sắc thể

LT

1) Có 5 tb của một cơ thể nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau đã cần môi trường cung cấp 210 NST. Tổng số NST có trong các tb con là 240 NST. 50% tb con được sinh ra tiến hành giảm phân đã tạo được 20 giao tử. Hãy xác định:

a) Bộ NST 2n của cơ thể và số lần nguyên phân của tb

b) Giới tính của cơ thể

c) Số hợp tử được tạo thành. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10%

2) Ở một loài động vật, có một tb sinh dục sơ khai đực và một tb sinh dục sơ khai cái nguyên phân một số lần bằng nhau. Toàn bộ số tb con được tạo ra đều bước vào vùng chín giảm phân tạo 320 giao tử đực và cái. Số NST đơn trong các tinh trùng nhiều hơn trong các trứng là 3840. Các giao tử đực và giao tử cái được tạo ra từ quá trình trên tham gia thụ tinh tạo nên các hợp tử.Trong các hợp tử nói trên, tổng số NST đơn có nguồn gốc từ tinh trùng là 160 NST. Hãy xác định:

a) Bộ NST lưỡng bội của loài.

b) Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.

3) Có 3 tb mầm sinh dục của một loài đều nguyên phân liên tiếp 7 đợt và đã sử dụng của môi trường nội bào 15240 NST. Các tb con sau nguyên phân đều trở thành các NBBI và giảm phân bình thường. Tất cả các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%. Hãy xác định:

a) Bộ NST lưỡng bội của loài.

b) Số tb trứng được tạo ra qua giảm phân.

c) Số hợp tử được tạo thành.

d) Nếu HSTT của tinh trùng là 3,215% thì số TBBI tạo ra tinh trùng nói trên là bao nhiêu.

NT
4 tháng 10 2019 lúc 16:13

Câu 1.

Gọi x là số tế bào tham gia nguyên phân, k là số lần nguyên phân, 2n là bộ NST lưỡng bội của loài.

a).

- Ta có công thức tính số NST mtcc cho NP:

x.2n.(2k-1)=5.2n.(2k-1)=210 (1)

- Ta có công thức tính số NST có trong các tế bào con:

x.2n.2k=5.2n.2k=240 (2)

Lấy phương trình (2) trừ đi phương trình (1) ta được:

5.2n=30

=> 2n=6.

b). Thay 2n=6 vừa tìm được ở câu a vào (2) ta được:

5.6.2k=240

=>2k=8 => k=3.

Số tế bào tạo ra sau NP: 5.23=40 (tế bào).

Số tế bào tham gia giảm phân: 40.50%=20 (tế bào).

- 20 tế bào giảm phân tạo ra 20 giao tử => Giới tính cái.

c).

Số hợp tử được hình thành = Số giao tử x Hiệu suất TT = 20.10% = 2 (hợp tử).

Bình luận (0)
NT
4 tháng 10 2019 lúc 16:22

Bài 2.

Gọi k là số lần NP của TB đực và cái, 2n là bộ NST lưỡng bội của loài.

a).

- Tạo 320 giao tử, suy ra:

2k.1 + 2k.4=320

=> 2k=64 => k=6.

- Số NST đơn trong các tinh trùng nhiều hơn trong các trứng là 3840 NST, suy ra:

4.2k.n - 1.2k.n=3840

=> 4.26.n - 26.n=3840

=> n = 20 => 2n = 40 NST.

b).

Trong mỗi hợp tử có chứa n NST là từ tinh trùng, theo đề bài có 160 NST từ tinh trùng, suy ra số tinh trùng được thụ tinh là \(\frac{160}{20}\)=8 (tinh trùng).

- Số tinh trùng được tạo ra qua giảm phân:

26.4=256 (tinh trùng).

Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là: \(\frac{8}{256}\).100%=3,125%.

Bình luận (0)
NT
4 tháng 10 2019 lúc 16:26

Câu 3.

Gọi x là số TB tham gia NP, k là số lần NP, 2n là bộ NST của loài.

a). Ta có công thức tính số NST mtcc cho NP:

3.2n.(27-1)=15240

=> 2n=40.

b). Số noãn bào bậc I tạo ra sau NP: 3.27=384 (NBBI).

Vì 1 NBBI tạo 1 trứng nên số trứng được tạo ra đúng bằng 384.

c). Số hợp tử được tạo thành là: 384.25%=96 (hợp tử).

d). Nếu có 96 hợp tử và HSTT của tinh trùng là 3,125% thì số tinh trùng tham gia thụ tinh là: \(\frac{96}{3,125\%}\)=3072 (tinh trùng).

Vì để tạo ra 4 tinh trùng thì cần 1 TBBI nên số TBBI là \(\frac{3072}{4}\)=768 (TBBI).

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BN
Xem chi tiết
SO
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
PX
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
YT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết