Bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

DL

1. An và Bình nhìn lên bầu trời thấy trăng hình lưỡi liềm. Bình nói đó là hiện tượng nguyệt thực, An quả quyết là không phải. Nếu An đúng thì theo em An đã căn cứ vào đâu?

2. Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực.

Mấy bạn trả lời giùm mình nha, ngày mai là mình phải nộp bài rồi

DN
20 tháng 7 2017 lúc 12:10

1.

Nếu An đúng thì An căn cứ vào thời gian là ban ngày. Vì hiện tượng nguyệt thực chỉ xảy ra vào ban đêm, còn nhật thì xảy ra vào ban ngày.

2.

- Nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm vì:

+ Vào ngày rằm, ban đêm Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ bề mặt, nên đứng trên Trái Đất ta thấy Mặt Trăng tròn hơn bình thường và rất sáng.

+ Thỉnh thoảng vào đêm trăng rằm, Mặt Trăng dần dần đi vào vùng tối của Trái Đất và không nhận được ánh sáng Mặt Trời hoặc nhận được một ít. Khi Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực bán dạ. Còn khi vào vùng tối sẽ có nguyệt thực toàn phần hoặc một phần.

- Còn vì sao thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực thì mk chưa bao giờ nghe ai nói đến và thầy cô cũng ko giảng phần này nên mk ko biết, mong bạn thông cảm.

Bình luận (3)
DN
20 tháng 7 2017 lúc 12:52

Sửa lại câu 1 nhé:

- Nếu An đúng thì An căn cứ vào thời gian. Thời gian An và Bình nhìn thấy trăng hình lưỡi liềm là ngày mùng 1 âm lịch, hiện tượng này gọi là Trăng non. Còn nguyệt thực thì thường chỉ xảy ra vào đêm rằm.

Bình luận (0)
DH
21 tháng 7 2017 lúc 8:57

1, Nếu An đúng thì căn cứ theo thời gian xảy ra là vào ban ngày.Còn nguyệt thực chỉ xảy ra vào ban đêm , đêm rằm.

2,- Nguyệt thực đều xảy ra vào ngày rằm vì tất cả các ngày khác chúng ta nhìn có vẻ như Mặt Trăng bị thiếu một phần, là vì phần đó của Mặt Trăng đang nằm trong phần tối của Trái đất, cho nên Nguyệt Thực chỉ xảy ra vào ngày rằm.

- Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng gần như thẳng hàng và Trái Đất nằm ở giữa. Kích thước Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng rất nhiều nên vùng bóng tối do Trái Đất tạo ra khi có Nguyệt Thực rộng hơn. Do đó, hiện tượng Nguyệt Thực kéo dài hơn ( có thể kéo dài đến hơn 2 giờ ), trong khi đó Nhật Thực toàn phần thường kéo dài từ 1,5 phút đến 3 phút.

Chúc bn học tốt nha...!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BT
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết