Thực hành tiếng Việt bài 9

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Câu

Cấu trúc

Tác dụng

a1, a2

a1: Vị ngữ 1 - Chủ ngữ - Vị ngữ 2

 

 

a2: Chủ ngữ - Vị ngữ

a1: Nhấn mạnh vào quá trình và kết quả của việc nếm trải khó khăn, vượt qua thử thách.

a2: Nhấn mạnh vào kết quả của việc nếm trải khó khăn, vượt qua thử thách là để có được những bài học quý.

b1, b2

b1: Vị ngữ - Chủ ngữ

 

 

 

b2: Chủ ngữ - Vị ngữ

 

b1: Nhấn mạnh sự nghi ngờ của người nói về việc không có lẽ dở hay, sở thích riêng, ý nguyện riêng.

b2: Nhấn mạnh sự tò mò của người nói về việc không có lẽ dở hay, sở thích riêng, ý nguyện riêng.

c1, c2

c1: Trạng ngữ - vị ngữ 1 - chủ ngữ - vị ngữ 2

 

c2: Chủ ngữ - vị ngữ

 

c1: Nhấn mạnh vào bối cảnh (tại buổi dạ hội đó) của sự kiện Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét.

c2: Nhấn mạnh vào sự kiện Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét và kết quả của sự kiện này.

 
Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. 

- Thêm trạng ngữ: Tuần trước, anh ấy đã xem bộ phim Rô-mê-ô và Giu-li-ét

- Thành phần phụ chú: Anh ấy đã xem bộ phim Rô-mê-ô và Giu-li-ét - một vở kịch  của Shakespeare

- Thành phần tình thái: Hình như anh ấy đã xem bộ phim Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

b. Nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa câu trên và câu em vừa viết. 

- Câu gốc: Chỉ cung cấp thông tin đơn giản về việc anh ấy đã xem bộ phim Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Câu sau khi thêm thành phần trạng ngữ: cung cấp thông tin về thời gian.

- Câu sau khi thêm thành phần phụ: cung cấp thêm thông tin về tác giả của vở kịch.

- Câu thêm thành phần tình thái: cung cấp thêm nhận định không chắc chắn về anh ấy.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. Cấu trúc của câu in đậm Gặp ta có việc gì?: câu rút gọn.

b. Tác dụng:

- Làm câu trở nên ngắn gọn hơn

- Thể hiện sự uy phong của bậc đế vương

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a.

Trời ơi!: không xác định được chủ ngữ, vị ngữ

- Hỡi chàng trai, em // hãy nói nữa đi, nói cho ta nghe nhiều nữa đi.

                           CN                                        VN

b. Viết lại lời thoại bằng cách tách câu: 

Trời ơi! Đến hôm nay ta mới được nghe một lời nói, lời nói của chàng trai trẻ. Hỡi chàng trai! Em hãy nói nữa đi. Em hãy nói cho ta nghe nhiều nữa đi.

c. Nhận xét sự khác biệt:

-  Lời thoại 1 sử dụng câu văn dài, thể hiện sự ngạc nhiên, xúc động mạnh mẽ.

- Lời thoại 2 ngắn gọn, súc tích hơn thể hiện sự ngắt quãng.

Trả lời bởi datcoder