Quần xã sinh vật

SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Bài 4. Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?

Trả lời:

Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái:

Hoạt động khai thác tài nguyên của con người không hợp lí như chặt cây, đốt rừng, san lấp hồ nước, xây đập ngăn các dòng sông, đắp đầm nuôi tôm cá vùng ven biển một cách tuỳ tiện,... sẽ làm thay đổi điều kiện sống, dẫn tới suy thoái các quần xã sinh vật. Việc làm đó gây ra một loạt các hậu quả:

- Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng sinh học.

- Thảm thực vật bị mất dần sẽ dần tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu.... và là nguyên nhân của nhiều thiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn....

- Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định dễ gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật,...

Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, không ổn định.

Tuy nhiên, con người khác với các sinh vật khác là có thể tự điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường sống cùa con người và các sinh vật khác trên Trái Đất.

Con người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn.

Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ.


Trả lời bởi Thien Tu Borum
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Trả lời:

- Khái niệm hệ sinh thái: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và nơi sống của quần xã (sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

Nhờ có các tác động qua lại đó mà hệ sinh thái là một hệ thống sinh học loài chính và tương đối ổn định.

- Hệ sinh thái biểu hiện chức năng như một tổ chức sống, qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình "đồng hoá" tổng hợp các chất hữu cơ, sử dụng năng lượng mặt trời do các sinh vật tự dưỡng trong hệ sinh thái thực hiện và quá trình "dị hoá" do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thưc hiện.

Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Trả lời:

Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp. Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy,... và nuôi nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau.

- Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên giữa các loài cá giảm mức độ cạnh tranh với nhau gay gắt: cá trắm cỏ ăn thực vật và phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt, cá mè trắng chủ yếu ăn thực vật nổi, cá mè hoa ăn động vật nổi là chính, cá trắm đen ăn thân mềm và phân bố chủ yếu ở đáy ao, cá trôi ăn tạp và chủ yếu ăn chất hữu cơ vụn nát ở đáy ao, cá chép ăn tạp,...

- Nuôi nhiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.

Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Trả lời:

Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau, vào một ngày có gió lớn một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoáng trống lớn. Diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó:

- Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng tới sống trona khoáng trống.

- Giai đoạn tiếp theo:

+ Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ.

+ Cây gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi, các cây cỏ chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sống dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây bụi.

+ Cây cỏ và cây bụi nhỏ ưa sáng dần dần bị chết do thiếu ánh sáng, thay thế chúng là các cây bụi và cỏ ưa bóng.

+ Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần thắng thế chiếm phần lớn khoảng trống.

- Giai đoạn cuối: nhiều táng cây iủ'p kín khoảng trống, gồm có táng cày gỗ lớn ưa sáng phía trẽn cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóna ờ Iưnẹ chìmg, các cày bụi nhỏ và cỏ ưa bóng ờ phía dưới.

Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Bài 1. Thế nào là diễn thế sinh thái?

Trả lời:

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất,...


Trả lời bởi Thien Tu Borum
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Bài 4. Trong các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có loài có lợi, có loài có hại. Hãy xếp theo thứ tự từ 1 cho tới hết các mối quan hệ theo nguyên tắc sau:

- Mối quan hệ chỉ có loài có lợi xếp trước.

- Mối quan hệ có loài bị hại xếp sau, loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau.

Trả lời:

Xếp thứ tự các mối quan hệ giữa các loài sinh vật:

- Cộng sinh, hợp tác, hội sinh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật khác.

(Ghi chú: Sự sắp xếp trên có thể thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ trong một số trường hợp ức chế cảm nhiễm có thể đứng trước cạnh tranh).


Trả lời bởi Thien Tu Borum
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Bài 2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh hoạ các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.

Trả lời:

Các đặc trưng cơ bản của quần xã

- Đặc trưng về thành phần loài:

+ Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.

Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế,vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu cùa môi trường.

Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ lẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của các cây thông.

Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ, cây cọ là loài đặc trưng cùa quần xã vùng đồi Phú Thọ, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng u Minh.

+ Loài có độ phong phú cao là loài có tỉ lệ phần trăm (%) số cá thể (hoặc sinh khối) cao hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã. Trong quần xã ao, cá mè là loài ưu thế nhưng đồng thời cũng là loài có độ phong phú cao.

 

Trả lời bởi Thien Tu Borum
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Trả lời:

- Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

- Sự khác nhau giữa quàn thể sinh vật và quần xã sinh vật:

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ, quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu rừng,...

Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Ví dụ, quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều, quần xã hổ, quần xã rừng lim, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi,...'.

Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Bài 3. Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và đối dịch:

Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã, ngược lại trong quan hệ đối địch có một loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại.


Trả lời bởi Thien Tu Borum
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Trả lời: Học sinh mô tả một quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương.

Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody