Nêu nội dung chính của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 9 tập hai. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với các phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe?
Nêu nội dung chính của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 9 tập hai. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với các phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe?
Nêu tác dụng của phần Tổng kết về tiếng Việt (trang 132 - 136).
- Tác dụng của phần Tổng kết về tiếng Việt (trang 132 - 136): Giúp học sinh hệ thống hóa toàn bộ kiến thức ngữ pháp, từ vựng, chính tả, luyện tiếng đã học trong một học kỳ hoặc cả năm học.
Định hướng đánh giá
Nội dung | Kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng các kiến thức tiếng Việt và văn học đã học trong sách Ngữ văn 9, tập hai vào việc đọc hiểu và viết văn bản. Các kiến thức và kĩ năng đã học được yêu cầu vận dụng vào các tình huống mới, với ngữ liệu mới tương tự các ngữ liệu đã học cả về nội dung, hình thức, độ khó; khuyến khích những suy nghĩ mới mẻ, độc đáo, sáng tạo trong cả nội dung và cách thể hiện, trình bày. |
Hình thức | Bài đánh giá được thực hiện trong 2 tiết (90 phút) với hai yêu cầu: a) Đọc hiểu một văn bản mới có thể loại hoặc kiểu văn bản như các văn bản đã học trong sách Ngữ văn 9, tập hai. Câu hỏi đọc hiểu kết hợp cả trắc nghiệm khách quan và viết câu trả lời ngắn. Các câu hỏi tập trung kiểm tra sự vận dụng kiến thức văn học và tiếng Việt đã học trong học kì II. b) Viết một đoạn hoặc một bài văn ngắn với hình thức như các kiểu văn bản đã học, gồm: viết được một truyện kể sáng tạo; phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ, kịch), viết văn bản quảng cáo, tờ rơi. |
Nêu tác dụng của phần Tổng kết về văn học Việt Nam (trang 127 - 131).
Tác dụng của phần Tổng kết về văn học Việt Nam trong sách giáo khoa:
- Giúp học sinh tổng hợp, hệ thống hóa những kiến thức đã học về văn học Việt Nam trong chương trình học.
- Tạo cái nhìn bao quát về sự phát triển của văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
- Nhận diện những điểm chung, điểm khác giữa các thời kỳ văn học.
- Xác định những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam.
Trả lời bởi datcoderNêu những nội dung chính được rèn luyện về các kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 9, tập hai. Xác định trọng tâm phần Nói và nghe của mỗi bài học.
Những nội dung chính được rèn luyện về các kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 9, tập hai:
+ Kể một câu chuyện tưởng tượng.
+ Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ.
+ Phỏng vấn ngắn.
+ Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống.
+ Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự.
Trả lời bởi datcoderCác dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 9, tập hai thuộc những kiểu văn bản nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa phần Viết và phần Đọc hiểu của mỗi bài học.
+ Dạng văn bản:
- Viết truyện kể sáng tạo
- Viết tập làm thơ 8 chữ
- Viết đoạn văn về bài thơ 8 chữ
- Viết bài NLXH về vấn đề cần giải quyết
- Viết phân tích tác phẩm kịch
- Viết quảng cáo, tờ rơi
+ Mối quan hệ giữa phần Viết và phần Đọc hiểu của mỗi bài học: Phần viết và phần đọc hiểu sẽ tương đương nhau. Thể loại của phần đọc hiểu là gì thì phần viết sẽ là thể loại đó.
Trả lời bởi datcoderNhận xét một số đặc điểm về hình thức của các văn bản bi kịch và truyện ngắn được học trong Bài 9. Nội dung giữa các văn bản bi kịch và truyện ngắn ở bài này có gì giống nhau?
tham khảo
1. Về hình thức:
- Bi kịch:
+ Cấu trúc: Thường chia thành 5 màn: mở đầu, phát triển, cao trào, tháo gỡ và kết thúc.
+ Nhân vật: Thường là những nhân vật cao quý, có số phận oan nghiệt, buộc phải lựa chọn giữa những điều không thể dung hòa.
+ Xung đột: Xung đột nội tâm dữ dội, gay cấn, thường dẫn đến kết thúc bi thảm cho nhân vật.
+ Ngôn ngữ: Lãng mạn, giàu cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
- Truyện ngắn:
+ Cấu trúc: Thường ngắn gọn, cô đọng, tập trung vào một sự kiện chính.
+ Nhân vật: Ít nhân vật hơn so với bi kịch, thường chỉ tập trung vào một hoặc hai nhân vật chính.
+ Xung đột: Xung đột có thể nội tâm hoặc ngoại tâm, nhưng thường không gay cấn và dữ dội như bi kịch.
+ Ngôn ngữ: Giản dị, dễ hiểu, gần gũi với đời sống.
2. Về nội dung:
- Giống nhau:
+ Phản ánh hiện thực xã hội: Cả bi kịch và truyện ngắn đều phản ánh hiện thực xã hội một cách sinh động, chân thực.
+ Thể hiện giá trị nhân văn: Cả bi kịch và truyện ngắn đều đề cao giá trị nhân văn, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, đồng thời lên án những thói hư tật xấu và những bất công trong xã hội.
+ Gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc: Cả bi kịch và truyện ngắn đều sử dụng những biện pháp nghệ thuật tinh tế để khơi gợi cảm xúc cho người đọc, khiến họ suy ngẫm về cuộc sống và con người.
- Khác nhau:
+ Mức độ bi kịch: Bi kịch có mức độ bi kịch cao hơn so với truyện ngắn. Nhân vật trong bi kịch thường phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn và dẫn đến kết thúc bi thảm.
+ Tâm điểm khai thác: Bi kịch thường tập trung khai thác xung đột nội tâm của nhân vật, trong khi truyện ngắn có thể khai thác nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
+ Kết thúc: Bi kịch thường có kết thúc bi thảm, trong khi truyện ngắn có thể có nhiều kết thúc khác nhau (có hậu, bi thảm, mở).
Trả lời bởi Chanh Xanh
Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (thơ tám chữ và thơ tự do) trong Bài 7 và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc các thể thơ này.
- Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ) trong Bài 2: Các văn bản là những dòng thơ hoài niệm về quá khứ về quê hương, gia đình qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương, gia đình của tác giả.
- Nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ:
+ Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3
+ Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ.
+ Bài thơ 6 chữ hoặc 7 chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân hoặc vần cách.
Trả lời bởi datcoderPhân biệt truyện truyền kì và truyện trinh thám qua các văn bản đã học trong Bài 6 của sách Ngữ văn 9, tập hai.
tham khảo
- Truyện truyền kì là loại tác phẩm tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, kể về những chuyện kì lạ, trong đó, cốt truyện thường được xây dựng trên những câu chuyện trong dân gian. Nhân vật chính chủ yếu là những người bình dân (nguòi đi buôn, nông dân,…), gắn với những vấn đề của cuộc sống đời thường (hạnh phúc gia đình, tình yêu nam nữ,…). Có một số nhân vật như thần, phật, vua, quan,.. nhưng cũng được khắc hoạ ở phương diện con người đời thường, cá nhân,… Điểm nổi bật ở truyện truyền kì là sử dụng yếu tố kì lạ, kì ảo nhưng nội dung của truyện lại thường là những vấn đề của đời sống nhân sinh. Không gian, thời gian, sự việc, con người,… có sự kết hợp giữa những chi tiết có thật với không có thật, vừa ở thế giới siêu nhiên vừa gắn với những số phận đời thường. Trong truyện, không gian cõi trên và cõi âm, con người và thánh thần, ma quỷ có sự hoà trộn, kết nối. Con người có thể chết đi, sống lại, khi ở dương gia, lúc ở địa phủ; có thể “phiêu diêu trong thế giới ảo huyền ở cả bốn cõi không gian… và hành trình trong thời gian phi tuyến tính”.
- Truyện trinh thám là truyện viết về việc điều tra, khám phá các vụ án hoặc những bí mật cần được đưa ra ánh sáng. Truyện thường bắt đầu bằng một sự việc bất ngờ hoặc tình huống gay cấn (ví dụ: án mạng, mất tích, mất trộm,…), kế đó là những diễn biến căng thẳng, kịch tính để rồi tất cả được giải quyết ở phần cuối của câu chuyện. Đó cũng là thời điểm sự thật đượ hé lộ, bản chất của sự việc được phơi bày và những kẻ gây án sẽ bị vạch trần, bắt giữa hoặc thậm chí bị tiêu diệt. Nhân vật chính của truyện trinh thám thường là các thám tử hoặc điều tra viên. Nhìn chung, họ là những người có khát vọng truy tìm sự thật, dám đấu tranh cho lẽ phải, kiên quyết chống lại cái ác, cái xấu; đặc biệt, họ có óc quan sát, rất giàu trí tưởng tượng, biết tìm kiếm, kết nối, tổng hợp thông tin và giỏi quy đoán, suy luận logic.
Trả lời bởi Chanh XanhNội dung của các văn bản thông tin về di tích lịch sử ở sách Ngữ văn 9, tập hai có gì khác với các văn bản thông tin về một danh lam thắng cảnh ở sách Ngữ văn 9, tập một?
Nội dung các văn bản thông tin ở cả 2 sách tương đối không khác nhau nhưng có một điểm khác: Chủ đề văn bản ở sách tập 2 rộng hơn, giới thiệu về cả quần thể hoặc cả di tích lịch sử lớn.
Trả lời bởi datcoderCác kiểu văn bản được học ở phần Viết trong sách Ngữ văn 9, tập hai có gì khác so với sách Ngữ văn 9, tập một?
Các kiểu văn bản được học ở phần Viết trong sách Ngữ văn 9, tập hai khác so với sách Ngữ văn 9, tập một bởi nó đa dạng đề tài hơn, nhiều thể loại và sáng tạo hơn.
Trả lời bởi datcoder
- Nội dung chính:
+ Từ ngữ
+ Ngữ pháp: cấu trúc, câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, rút gọn…
+ Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp….
+ Sự phát triển của ngôn ngữ
- Mối quan hệ bổ sung, tác động qua lại lẫn nhau
Trả lời bởi datcoder