Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ. Một phần vì Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ mù, cảm nhận mọi việc xung quanh chủ yếu là hành động lời nói tốt hơn.

- Kiểu kết cấu truyền thống được sử dụng: trình tự thời gian và kết cấu người tốt gặp gian truân, bị hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng (anh hùng cứu mĩ nhân). Đây là kết cấu thể hiện khát vọng nhân dân ở hiền gặp lành.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, Kiều Nguyệt Nga xuất hiện không nhiều nhưng chỉ qua lời lẽ, cử chỉ khi giãi bày với Lục Vân Tiên, ta cũng thấy được nàng là người con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Trước hết lời lẽ của nàng là lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức. Cách Nguyệt Nga xưng hô thật khiêm nhường. Khi xưng hô nàng gọi Vân Tiên là “quân tử”, xưng mình là “tiện thiếp”: “Trước xe quân tử tạm ngồi/Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”. Cách nói năng của nàng thật dịu dàng, mực thước. Khi Vân Tiên hỏi nguyên do bởi đâu mà gặp tai họa thì Nguyệt Nga đã trả lời thật rõ ràng, khúc chiết. Câu trả lời của nàng vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Vân Tiên vừa thể hiện được sự chân thành, niềm cảm kích, xúc động của mình. Nguyệt Nga còn là người có tình nghĩa, có trước sau. Khi được Vân Tiên cứu, Nguyệt Nga vô cùng biết ơn. Bởi vì Vân Tiên không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn Viên Tiên, dù hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng người”. Như vậy, chỉ qua lời lẽ ít ỏi mà nhân vật Nguyệt Nga hiện lên thật đẹp!

Trả lời bởi Hà Quang Minh