Đọc: Vĩnh biệt cửu trùng đài

ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Xung đột giữa các bên:

+ Giữa triều đình Lê Tương Dực với phe khởi loạn.

+ Giữa nhân dân với hôn quân bạo chúa, giữa dân chúng – thợ xây đài với Vũ Như Tô.

+ Giữa thực tế đời sống và lí tưởng sáng tạo nghệ thuật của Vũ Như Tô.

+ Trong quan niệm về cách ứng xử giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô.

- Nhận xét chung:

+ Hồi V là cao trào hội tụ đủ xung đột giữa các phe, tập trung thành xung đột giữa 2 phe: triều đình và khởi loạn; giữa 2 quan niệm: cách ứng xử của Đan Thiềm và của Vũ Như Tô.

+ Xung đột giữa cái cao cả và thấp kém, thấp kém với thấp kém, cao cả và cao cả được thể hiện lồng ghép.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Cửu Trùng Đài là công trình kiến trúc kì vĩ, siêu đẳng. Để hoàn thành phải có kiến trúc sư kì tài, thợ giỏi, tốn nhiều tiền bạc, nhân công, vật lực,…

- Nhìn từ quan hệ giữa dân chúng (thợ xây đài) với hôn quân bạo chúa hay Vũ Như Tô thì Cửu Trùng Đài chính là nguyên nhân khiến họ nổi dậy, nguyên nhân trực tiếp của xung đột.

- Nhìn từ quan hệ giữa triều đình và phe nổi loạn thì Cửu Trùng Đài là bằng chứng để kết tội triều đình, là cái cớ để họ gây bạo loạn.

=> Như vậy việc xây dựng công trình này là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cục bi thảm ở cuối Hồi V.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Đan Thiềm không tiếc lời bênh vực, van xin phe khởi loạn tha cho ông Cả, đoạn thoại thiết tha, cảm động. 

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cửu Trùng Đài càng xây cao, càng tốn kém tiền của và càng thêm nhiều tai nạn. Mâu thuẫn giữa thợ xây đài và nhân dân với hôn quân Lê Tương Dực và với kiến trúc sư Vũ Như Tô càng sâu sắc. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch trong triều do Trịnh Duy Sản cầm đầu dấy binh khởi loạn.

- Biết có biến, Đan Thiềm tìm gặp Vũ Như Tô, nhiều lần khuyên ông chạy trốn, nhưng Vũ Như Tô không nghe. (Lớp I, II, III)

- Sau khi giết vua, phe khởi loạn lập triều đình mới, thợ xây đài và đám đông dân chúng hùa theo phe khởi loạn chống lại Vũ Như Tô. (Lớp IV)

- Những ai thân cận với vua Lê Tương Dực đều bị truy đuổi, bắt bớ, chém giết. Đan Thiềm hiểu rằng Vũ Như Tô đã hết cơ hội bỏ trốn. (Lớp V, VI)

- Quân khỏi loạn kéo đến. Vũ Như Tô, Đan Thiềm bị kết tội, bị sỉ nhục và bắt trói. Đan Thiềm bị giải đi, nàng vĩnh biệt Vũ Như Tô trong đau đớn, tuyệt vọng. (Lớp VII)

- Vũ Như Tô một mực không tin mình có tội, vẫn nuôi hi vọng rằng: An Hòa Hầu, một trong những kẻ cầm đầu phe khởi loạn sẽ giúp ông tiếp tục xây xong Cửu Trung Đài. (Lớp VIII)

- Nhưng Cửu Trùng Đài (sắp hoàn thành) đã bị chính An Hòa Hầu đốt thành tro bụi. Vũ Như Tô hiểu rằng mọi cơ hội đã chấm hết, mộng lớn tan tành. Ông chấp nhận bị giải ra pháp trường, đón nhận cái chết (Lớp IX).

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Vũ Như Tô: cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.

- Quân sĩ thì vui vẻ, hò reo “Cửu Trùng Đài đã cháy”.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Duy Sản là kẻ tiểu nhân, có thể trả thù, giết hoàng thượng. 

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Ngạc nhiên và ấm ức với hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân. 

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tôi luôn ước mơ mình sẽ trở thành một nhà báo.

- Để thực hiện được ước mơ này, tôi nghĩ mình sẽ phải học tập thật tốt, đọc nhiều sách, viết nhiều để rèn kĩ năng viết lách, tích cực trải nghiệm thực tế,…

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Vì Đan Thiềm thấy được sự phẫn nộ và sự oán giận của nhân dân, hiểu được tình thế hiện tại, còn Vũ Như Tô lại nghĩ rằng mình vô tội, bản thân làm điều quang minh chính đại và làm vì lợi ích chung.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le