Trình bày cảm nhận của em về hình tượng đất nước được khắc họa trong khổ thơ cuối.
Trình bày cảm nhận của em về hình tượng đất nước được khắc họa trong khổ thơ cuối.
Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta). Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?
- Việc thay đổi hai đại từ “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta) của tác giả có thể nói là một cách sử dụng tương đối ngẫu nhiên trong bài thơ để thể hiện tư tưởng của mình:
+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi nhớ những ngày thu đã xa” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh trời mùa thu Hà Nội. Đây là cái tôi yêu thiên nhiên, xao xuyến, bâng khuâng và rung động trước cái đẹp của đất trời.
+ Những khổ thơ tiếp theo, tác giả thay bằng chữ “ta” (chúng ta) để bày tỏ niềm tự hào, sự vui sướng vào chung với không khí độc lập tự do của dân tộc. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lí tưởng khác.
→ Sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một đại từ chỉ một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng thể hiện ý nghĩa: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTừ hai dòng thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về", em cảm nhận được lời nhắn nhủ gì trong tiếng vọng rì rầm" ấy? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).
Những lớp người đã ngã xuống sẽ có lớp khác đứng lên. Hiện tại đáng quý và càng đáng quý hơn khi nhớ đến quá khứ, vì có sự hy sinh của quá khứ mới có được hiện tại ngày hôm nay. "Rì rầm" là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. "Rì rầm" trong lòng đất "đêm đêm" còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. "Đất" là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. “Đêm đêm” đã gợi một khoảng thời gian dài như một dòng chảy thời gian xuyên suốt bốn nghìn năm của lịch sử. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.
Trả lời bởi Hà Quang Minh
- Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: Hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.
→ Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập). Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài.
Trả lời bởi Hà Quang Minh