Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà và tình bà cháu ở những thời điểm nào? Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện như thế nào? Người bà có ý nghĩa gì với người cháu?
Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà và tình bà cháu ở những thời điểm nào? Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện như thế nào? Người bà có ý nghĩa gì với người cháu?
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có đặc điểm gì? Vì sao khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Hãy chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa được khắc họa trong bài thơ.
- Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến 12 lần trong bài thơ và là hình ảnh quen thuộc mà bà nhóm lửa mỗi sáng. Khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà bởi ngọn lửa tượng trưng cho tình cảm của bà, là ngọn lửa niềm tin mà bà truyền cho cháu.
- Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa: bếp lửa là nơi thắp sáng niềm tin, tình yêu thương to lớn của bà, tiếp nối tình yêu từ bà sang cháu.
Trả lời bởi datcoderChú ý những lời nói, việc làm của bà.
- Lời nói: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố", “Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,”, “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
- Việc làm: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen"
Trả lời bởi datcoderKết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự nào? Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ là gì?
– Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự: hiện tại – quá khứ – hiện tại. Có thể chia bài thơ làm bốn phần:
+ Phần 1 (dòng 1 − 3): Giới thiệu hình ảnh bếp lửa – hình ảnh khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.
+ Phần 2 (dòng 4 – 29): Hồi tưởng về bà và bếp lửa gắn với các kỉ niệm.
+ Phần 3 (dòng 30 – 37): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
+ Phần 4 (còn lại): Hình ảnh bà và bếp lửa sống mãi trong tâm hồn cháu.
– Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ: Bài thơ thể hiện nỗi nhớ, tình thương, sự kính trọng và biết ơn bà của người cháu.
Trả lời bởi datcoderXác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn này.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ “nhóm”, đảo ngữ “lận đận đời bà…”, ẩn dụ “nhóm niềm yêu thương, nhóm niềm chung vui, nhóm dậy cả,...”
=> bà nhóm dậy cả một cuộc đời mới, ấm no, hạnh phúc và những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ.
Trả lời bởi datcoderChú ý tính tự sự kết hợp với biểu cảm ở những dòng thơ 4 - 26.
"Tám năm ròng" khoảng thời gian dài đằng đẵng cháu cùng bà vẫn luôn nhóm lên ngọn lửa yêu thương, nồng ấm, ngọn lửa của sự sống, khoảng thời gian đó dẫu trải qua khó khăn nhọc nhằn nhưng chỉ cần có bà vẫn thật bình yên. Tuổi thơ người cháu gắn với bà với bếp lửa yêu thương, gắn với cả tiếng tu hú kêu trên những cánh đồng, như thúc giục người nông dân mau ra ruộng thu hoạch thoát khỏi sự đói khát. Từ "tu hú" được lặp lại ba lần như khẳng định nỗi nhớ của tác giả vì trong văn học nghệ thuật, tiếng chim tu hú là biểu tượng của một sự khắc khoải nhớ nhung da diết khôn nguôi. Tiếng tu hú trở thành một khoảng trời kỷ niệm nhẹ nhàng đậm tình yêu thương giữa tác giả và bà.
Trả lời bởi datcoderNhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Nhân vật trữ tình trong bài thơ người cháu.
Trả lời bởi datcoder- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu văn bản thơ tự do, bên cạnh các yêu cầu chung về đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại, các em cần chú ý:
+ Dòng thơ dài, ngắn khác nhau, có thể có vần hoặc không vần…
+ Vần, nhịp, biện pháp tu từ, từ ngữ và hình ảnh.
- Đọc trước bài thơ Bếp lửa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Bằng Việt.
- Em nhớ nhất kỉ niệm nào với người thân trong gia đình? Hãy chia sẻ điều đó.
- Thông tin về nhà thơ Bằng Việt:
+ Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất – Hà Tây, nay thuộc Hà Nội.Ông thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Trẻ trung, hồn nhiên, tài hoa là nét đặc sắc trong hồn thơ Bằng Việt. Sau tập thơ Hương cây – Bếp lửa in chung với Lưu Quang Vũ, ông có các tập thơ: Những khoảng trời, Đất sau mưa, Khoảng cách giữa lời.
+ Các tác phẩm chính: Hương cây – Bếp lửa, Những gương mặt những khoảng trời, Đất sau mưa…
+ Tác giả đã nhận được: giải Nhất văn học – nghệ thuật Hà Nôi 1967 với bài thơ Trở lại trái tim mình; giải thưởng chính thức về dịch thuật văn học quốc tế và phát triển giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình (Liên Xô) trao tặng năm 1982.
- Kỉ niệm đáng nhớ nhất với người thân trong gia đình:
Gia đình là một phần không thể thiếu của cuộc đời mỗi người. Ai cũng có những kỷ niệm sâu sắc về người thân trong gia đình. Với tôi, những kí ức về bà nội sẽ luôn là nguồn năng lượng tích cực nuôi dưỡng tâm hồn!
Bà nội đã ra đi đã lâu. Trong quãng thời gian sống, bà luôn ở bên tôi nhiều nhất. Tôi nhớ những khoảnh khắc cùng bà ra vườn tưới rau, cuốc đất. Bàn tay của bà có sức mạnh đặc biệt! Mỗi khi bà gieo trồng hạt gì xuống đất, nó đều phát triển nhanh chóng. Chỉ trong thời gian ngắn, cây trồng đã cho trái chín ngon. Bóng dáng của bà trong vườn, mang theo gánh nước, vẫn khiến tôi nhớ mãi.
Một ngày kia, khi đang chơi trong nhà, tôi bắt gặp chú mèo con. Tôi đã nảy ra ý định trêu chọc nó. Tôi tiến gần và giơ chiếc gậy. Con mèo sợ hãi và chạy vào góc. Tôi tiếp tục truy đuổi nó. Bị dồn vào góc tường, nó giơ vuốt sắc nhọn cào vào tay tôi. Tôi đau đớn, kêu lên. Bà hốt hoảng chạy ra từ bếp. Bà lau vết thương cho tôi rất cẩn thận và nhẹ nhàng. Bà giáo huấn tôi về tình yêu thương đối với động vật. Tâm tình và lời dặn dò của bà khiến tôi hối hận về hành động của mình. Bà là người như vậy! Bà không bao giờ trách mắng ai. Luôn dùng tình yêu thương để khuyên bảo mọi người.
Khi nghe về chú mèo, lòng em trào dâng yêu thương và biết ơn bà vô cùng. Dù bà không còn ở bên nhưng những lời dạy dỗ của bà sẽ luôn ấm áp và dẫn dắt em suốt cuộc đời! Em nhớ bà rất nhiều!
Trả lời bởi datcoderXác định vần và nhịp của các dòng thơ.
Câu | Nhịp | Vần |
1 | 3/4 | Khổ 1: vần lưng, vần chân, vần liền |
2 | 3/4 | |
3 | 3/4 | |
4 | 3/5 | Khổ 2: vần chân |
5 | 4/4 | |
6 | 4/4 | |
7 | 3/5 | |
8 | 4/4 | |
9 | 3/5 | Khổ 3: vần chân |
10 | 3/5 | |
11 | 4/5 | |
12 | 4/4 | |
13 | 3/5 | |
14 | 3/5 | |
15 | 4/4 | |
16 | 4/4 | |
17 | 3/5 | |
18 | 3/5 | |
19 | 3/5 | |
20 | 4/4 | Khổ 4: vần chân |
21 | 4/4 | |
22 | 3/5 | |
23 | 3/5 | |
24 | 4/4 | |
25 | 4/3/2 | |
26 | 2/5 | |
27 | 4/5 |
|
28 | 3/5 | |
29 | 3/5 | |
30 | 4/4 | Khổ 6: vần chân |
31 | 4/4 | |
32 | 3/4 | |
33 | 3/4 | |
34 | 4/4 | |
35 | 4/4 | |
36 | 3/3/2 | |
37 | 3/3/2 | |
38 | 5/5 |
|
39 | 4/4 |
|
40 | 5/3 |
|
41 | 3/5 |
|
Khổ thơ cuối thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?
Khổ thơ cuối là cảm xúc kính yêu người bà của nhân vật trữ tình. Vì trong tiềm thức người cháu luôn có ánh sáng và hơi ấm của bà.
Trả lời bởi datcoder
- Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà và tình bà cháu ở những thời điểm:
+ Năm lên 4 tuổi (nạn đói 1945)
+ Tám năm ở cùng với bà khi cha mẹ đi công tác
+ Năm giặc đốt làng
- Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện:
+ Năm lên 4 tuổi: năm đói
+ Tám năm ở cùng với bà khi cha mẹ đi công tác: bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, bà kể chuyện những ngày ở Huế, bà dạy dỗ cháu nên người.
+ Năm giặc đốt làng: đốt nhà, bà dặn cháu giữ kín để bố mẹ yên tâm.
- Người bà là tia sáng, chắp cánh ước mơ cho cháu trên mọi chặng đường.
Trả lời bởi datcoder