Bài tập (Chủ đề 7)

ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tế bào thực vật là tế bào nhân thực với cấu tạo đầy đủ các thành phần chính của tế bào như màng tế bào, tế bào chất và nhân. 

- Ngoài ra, tế bào nhân thực còn bao gồm một số các bào quan cần thiết khác như: lục lạp, ti thể, không bào, thể golgi, lưới nội chất, trung thể, thành cellulose,…

+ Lục lạp là bào quan có chứa sắc tố quang hợp, giúp thực vật hấp thu được năng lượng ánh sáng Mặt Trời giúp cây quang hợp.

+ Thành tế bào cellulose cứng chắc, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. Điều này rất quan trọng vì thực vật không có bộ xương.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Thành phần giúp ta có thể nhận biết đó là tế bào nhân sơ hay nhân thực là nhân tế bào. 

- Nếu nhân tế bào có màng bao bọc, đó là tế bào nhân thực, còn nếu tế bào không có màng bao bọc thì đó là tế bào nhân sơ.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a, Hình 13.9 là hình mô tả tế bào động vật vì nó không có thành cellulose, lục lạp và không bào lớn.

b, Tên và chức năng của các thành phần a, b, c là:

Thành phần

a

b

c

Tên

Màng tế bào

Tế bào chất

Nhân

Chức năng

Kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào

Chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào

Là trung tâm điều khiển hầu hết hoạt động sống của tế bào

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Gọi k là số lần phân chia liên tiếp của tế bào ban đầu.

Vì số tế bào thế hệ hiện tại là 32 tế bào con.

=> 2k = 32 = 25

=> k=5

Vậy tế bào ban đầu đã phân chia 5 lần tạo ra được 32 tế bào con.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Những đặc điểm chứng tỏ sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào là:

- Đối với sinh vật đơn bào, cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào, mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong một tế bào đó.

- Đối với sinh vật đa bào:

+ Cơ thể được cấu tạo từ số lượng và số loại tế bào lớn. Các tế bào giống nhau tập hợp lại tạo thành mô, nhiều mô cùng thực hiện một chức năng tập hợp lại tạo thành cơ quan, nhiều cơ quan cùng thực hiện một chức năng tập hợp lại tạo thành hệ cơ quan. s

+ Mỗi cơ quan, hệ cơ quan thực hiện một chức phận khác nhau. Tuy nhiên, sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan không phải là sự hoạt động độc lập, riêng lẻ mà chúng phối hợp hoạt động với nhau để đảm bảo sự hoạt động bình thường, thống nhất của cả cơ thể.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Theo thứ tự trái -> phải, trên -> dưới lần lượt là: Tế bào, Mô, Cơ quan, Hệ cơ quan, Cơ thể

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt