Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì?
Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì?
Trong quy trình sản xuất đường từ cây mía (hình bên), phương pháp kết tinh được sử dụng trong công đoạn nào?
Bước 5: Cô đặc, để nguội, lọc tạo đường kính.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtCây neem (cây thường xanh Ấn Độ) hay còn gọi là cây nim, sầu đâu (tên khoa học Azadirachta indica) được người Ấn Độ dùng hơn 4000 năm nay để làm đẹp và chữa bệnh. Các chiết xuất từ lá neem có thể ức chế sự sao chép của virus Dengue, kháng virus nên có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Người ta hái một ít lá neem tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun kĩ, lọc lấy nước để sử dụng. Hãy cho biết cách làm trên thuộc loại phương pháp tách và tinh chế nào.
Người ta hái một ít lá neem tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun kĩ (Phương pháp chiết), lọc lấy nước để sử dụng (Phương pháp lọc)
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Hiện tượng hạt rắn xuất hiện ở đáy chai mật ong khi để lâu là quá trình kết tinh đường trong mật ong.
Mật ong chứa nhiều đường, chủ yếu là glucose và fructose, cùng với một số khoáng chất và acid hữu cơ. Khi mật ong để lâu ở nhiệt độ thường, các phân tử đường dần kết tinh lại và tạo thành các hạt tinh thể đường. Những hạt tinh thể này có thể rơi xuống đáy chai và tạo thành lớp cặn, gây ra hiện tượng hạt rắn ở đáy chai mật ong.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le