Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Một số vụ tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại mà em biết:

+ Cháy quán Karaoke An Phú ở Bình Dương (tháng 9/2022) khiến 32 người thiệt mạng

+ Ngộ độc thực phẩm tại trường Ischool Nha Trang (tháng 11/2022) khiến 665 học sinh phải nhập viên, trong đó có 1 trường hợp học sinh tử vong.

+ Nổ do cưa bom tại khu đô thị Văn Phú (Hà Đông) vào tháng 3/2016 khiến 4 người tử vong.

- Những việc nên làm để phòng, tránh tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại:

+ Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tố cáo những hành vi: vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. Các loại tai nạn được phản ánh trong những đoạn thông tin trên:

+ Thông tin 1: Tai nạn cháy, nổ do chập điện

+ Thông tin 2: Tai nạn nổ do hoạt động cưa bom

+ Thông tin 3: Tai nạn ngộ độc thực phẩm

- Những loại tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại khác:

+ Cháy nổ ro hoạt động: rà phá bom, mìn,…

+ Cháy, nổ do: dò rỉ khí ga; nắng nóng kéo dài; sét đánh hoặc do để những vật liệu dễ cháy gần nguồn nhiệt.

+ Tai nạn do tự chế tạo pháo, súng hoặc cất giấu vũ khí trong nhà.

+ Ngộ độ thủy ngân;

+ Ngộ độc thực phẩm do chế biến và bảo quản thực phẩm sai cách.

b. Nguy cơ tai nạn trong các bức tranh:

+ Tranh số 1: sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử tại trạm đổ xăng, dầu => nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ.

+ Tranh 2: tự chế súng để săn bắt thú rừng => nguy cơ dẫn đến: nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân cùng những người xung quanh.

- Một số nguy cơ khác:

+ Cháy nổ ro hoạt động: rà phá bom, mìn,…; dò rỉ khí ga; nắng nóng kéo dài; sét đánh hoặc do để những vật liệu dễ cháy gần nguồn nhiệt.

+ Tai nạn do tự chế tạo pháo hoặc cất giấu vũ khí trong nhà.

c. Hậu quả từ tai nạn do: vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại gây ra:

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe (thể chất, tinh thần) thậm chí là tính mạng của các cá nhân.

+ Thiệt hại tài sản, kinh tế của các cá nhân, gia đình và xã hội

+ Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a.

- Trường hợp 2:

+ Anh X có ý định mua vật liệu về nhà tự quấn pháo. Nếu thực hiện hành vi này, anh X sẽ vi phạm khoản 2 điều 5 Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.

+ Anh D từ chối tham gia và khuyên anh X không nên làm pháo. Hành vi của anh D là thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Trường hợp 3:

+ Hành vi chế tạo, tàng trữ, mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ của 10 đối tượng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã vi phạm khoản 2 điều 5 Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.

+ Cơ quan công an tỉnh Kiên Giang đã thực hiện đúng quy định của pháp luật khi khởi tố và bắt tạm giam 10 đối tượng có hành vi chế tạo, tàng trữ, mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ.

- Trường hợp 4:

+ Người hàng xóm khuyên gia đình ông B dùng hóa chất để làm sạch đồ ăn từ nội tạng động vật. Hành vi này vi phạm quy định của khoản 3 điều 7 Luật hóa chất năm 2007.

+ Gia đình ông B đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn do chất độc hại gây ra.

- Trường hợp 5: Anh Q và nhóm bạn đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng, chống tai nạn cháy nổ.

b. Một số quy định khác của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

- Khoản 2 điều 8 Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi: không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa chất nguy hiểm.

- Khoản 3 điều 5 Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi: mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào/ ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giai-giao-duc-cong-dan-8-bai-9-trang-52-sgk-ket-noi-tri-thuc-a163022.html

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a.

- Tranh số 1: khi phát hiện một vật thể lạ giống mìn, bạn học sinh nữ đã: tránh xa vật thể, cảnh báo mọi người xung quanh và báo thông tin cho người lớn tin cậy.

- Tranh số 2: các bạn học sinh tham gia hoạt động tuyên truyền về phòng chống tai nạn do vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại.

- Tranh số 3: gia đình bạn học sinh nữ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình.

- Tranh số 4: khi phát hiện 2 bạn T và H có ý định mua đồ về để chế tạo pháo, bạn học sinh nữ đã báo cáo thông tin tới giáo viên.

b. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
- Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

c. Những việc em cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
+ Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tuyên truyền, vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định.

+ Chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng để phòng ngừa/ ứng phó với tai nạn.

+ …

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: bất cứ ai cũng có thể gặp phải tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của mọi công dân, cơ quan, tổ chức và xã hội.

- Ý kiến c) Đồng tình. Vì: các tai nạn hóa chất độc hại có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài và phức tạp đối với sức khỏe của con người. Ảnh hưởng của hóa chất độc hại không dừng lại ở một thế hệ, mà có thể để lại di chứng ở nhiều thế hệ. Ví dụ: ở Việt Nam, chiến tranh đã qua đi hàng chục năm, những di chứng, ảnh hưởng của chất độc màu da cam vẫn còn để lại, gây đau khổ cho nhiều người.

- Ý kiến d) Đồng tình. Vì: tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đất nước, xã hội và môi trường sinh thái. Do đó, thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cũng là hành động góp phần bảo vệ và phát triển đất nước.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Trường hợp a) Mọi người đều được phép tàng trữ, sử dụng vũ khí => tiềm ẩn nguy cơ nổ hoặc các đối tượng xấu sử dụng vũ khí để xâm phạm sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác.

- Trường hợp b) Tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà => tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cháy, nổ.

- Trường hợp c) Sử dụng mọi hoá chất trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm => tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

- Trường hợp d) Không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà => tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cháy, nổ (do cháy, chập điện).

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Hành vi a) Hậu quả: chị C bị xử lí theo quy định của pháp luật (vì: hành vi báo cháy giả đã vi phạm khoản 4 điều 13 luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2013).

- Hành vi b) Hậu quả: bạn Q bị ngộ độc thực phẩm, có thể gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng; gia đình bà Q bị thiệt hại về kinh tế (do tốn kém kinh phí điều trị).

- Hành vi c) Hậu quả: tai nạn cháy, nổ; gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và kinh tế của các cá nhân.

- Hành vi d) Hậu quả: tai nạn cháy, nổ; gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và kinh tế của các cá nhân.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Xử lí tình huống a) Nếu là bạn A, em sẽ:

+ Giải thích để bố mẹ hiểu: tham gia tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.

+ Hứa với bố mẹ: dù tham gia hoạt động tuyên truyền, nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt việc học tập ở trên lớp.

- Xử lí tình huống b) Nếu là bạn T, em sẽ:

+ Giải thích để cậu út hiểu: việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, như: gây độc cho rau, quả; gián tiếp gây hại cho sức khỏe con người; gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên đất.

+ Cung cấp thêm tới cậu út những thông tin, quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn chất độc hại.

+ Khuyên cậu út nên: sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định; có thể sử dụng các chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu hóa học.

- Xử lí tình huống c) Nếu là M, em sẽ:

+ Giải thích để P hiểu: việc mang vật thể lạ (nghi là súng) về nhà vừa vi phạm quy định của pháp luật, vừa gây nguy hiểm cho bản thân và gia đình.

+ Kiên quyết giao nộp vật thể lạ (nghi là súng) cho cơ quan công an.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Việc đã thực hiện tốt

Việc chưa thực hiện tốt

Cách khắc phục những việc chưa thực hiện tốt

- Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ.

- Chưa thực hiện tốt quy định về phòng, chống tai nạn do chất độc hại. Ví dụ:

+ Thường xuyên mua và sử dụng đồ ăn vặt trước cổng trường.

+ Sử dụng phẩm màu và phụ gia trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

- Hạn chế mua và sử dụng đồ ăn vặt.

- Chỉ mua và sử dụng những thực phẩm/ đồ ăn rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng đảm bảo.

- Không sử dụng phẩm màu và phụ gia trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Con người luôn phải đối mặt với những thảm hoạ do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại có thể gây tổn thất về tính mạng và tài sản của cá nhân, gia đình, xã hội. Việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sẽ giúp con người được an toàn, sống hạnh phúc hơn.

Do đó, mỗi chúng ta cần chủ động tìm hiểu, nâng cao nhận thức cho bản thân về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Đồng thời, cần có thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống, góp phần phòng ngừa các loại tai nạn nguy hiểm này.

Trả lời bởi datcoder