Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nhiệt độ không khí phân bố không đồng đều, chủ yếu phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng mặt trời, đặc điểm bề mặt đệm, địa hình

+ Phân bố theo vĩ độ: càng về gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít. Thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.

+ Phân bố theo lục địa và đại dương: nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Ở những khu vực gần đại dương, nơi có dòng biển nóng hoặc dòng biển lạnh đi qua nhiệt độ không khí cũng có sự chênh lệch.

+ Phân bố theo địa hình: ở tầng đối lưu nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m giảm 0,6oC; sườn có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại, sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Khái niệm: Là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước tiên là Mặt Trời.

- Khí quyển có vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phát triển và bảo vệ sự sống của Trái Đất.

+ Trong thành phần của khí quyển, khí oxi (chiếm khoảng 21% thể tích không khí), khí cacbonic, hơi nước và các khí khác (chiếm khoảng 1% thể tích không khí) nhưng có vai trò duy trì sự sống trên Trái Đất.

+ Trong khí quyển có lớp ô-dôn hấp thụ tia cực tím, bảo vệ con người,…

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nhận xét:

+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ: Xích đạo (24,5oC), vĩ tuyến 20oB (25,0oC) và giảm dần đến vĩ tuyến 70oB (-10,4oC).

+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo (1,8oC) đến vĩ tuyến 70oB (32,3oC).

- Giải thích:

+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất dạng hình cầu, góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.

+ Càng về vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được càng ít. Đồng thời, thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Càng vào sâu trong nội địa, biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ càng lớn (Va-len-xi-a 90C; Vac-xa-va 230C; Cuôc-xcơ 290C).

- Nguyên nhân: Lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh, còn đại dương thì ngược lại. Vì vậy, nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Ở tầng đối lưu

+ Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, trung bình nhiệt độ giảm 0,6°C khi lên cao 100m.

+ Nguyên nhân do càng lên cao không khí càng loãng, không hấp thụ và giữ được nhiều nhiệt.

- Nhiệt độ không khí còn phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi.

+ Sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nên nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại.

+ Sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Yếu tố địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố nhiệt độ thông qua độ cao, độ dốc và hướng phơi của sườn núi:

- Độ cao: trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC.

- Độ dốc: sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ, nhận được lượng nhiệt ít hơn sườn núi có độ dốc nhỏ.

- Hướng phơi của sườn núi: sườn đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn khuất ánh sáng mặt trời.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Địa điểm có nhiệt độ cao nhất trên thế giới

Biểu đồ nhiệt độ thế giới

- Tới nay, nhiệt độ cao nhất là 56,7oC ghi nhận ở Death Valley, bang California, Mỹ năm 1913.

- Nhiệt độ cao nhất ở châu Phi là 55oC ghi nhận ở Kebili, Tunisia năm 1931.

- Iran giữ kỷ lục ở châu Á với mức 54oC năm 2017.

- Năm 2020, đảo Seymour ở Nam Cực ghi nhận nhiệt độ cao nhất là 20,7oC.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le