Bài 7; Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.

- Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.

- Vì vậy ta khẳng định: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Trả lời bởi Hiiiii~
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội là nguyên tắc dựa trên thực tiễn, có thực tiễn mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu của người học, của xã hội vì thực tiễn là cơ sở, động lực,mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.

- - Học đi đôi với hành:nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được.


Trả lời bởi Hiiiii~
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Những việc gắn học với hành:

+ Em giúp mẹ em tính tiền hàng cho khách, giúp em luyện tính nhẩm nhanh hơn, chính xác hơn.

+ Trước khi gieo hạt, em biết phải làm đất thật tơi xốp và ẩm ướt mới có thể gieo lên thành cây được.

+ Nhờ những kiến thức tiếng anh đã học, em có thể đọc hướng dẫn trong những sản phẩm nước ngoài.

+ Em đã theo dõi chương trình olympya và thử trả lời các câu hỏi trên đó, rất gần với những thứ e học.

+ Không tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, tàng trữ vũ khí, hàng cấm.

+ Luôn lắng nghe ông bà cha mẹ, giúp đỡ bạn bè xung quanh

- Sự kết hợp giữa học với hành có tác dụng giúp em hiểu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn và nhờ đó cũng thấy việc học thú vị hơn, thích học hơn.

Trả lời bởi Hiiiii~
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Dù con người luôn chịu khó học hỏi thì vẫn còn đó nhiều điều chúng ta chưa hề biết đến. Nếu bản thân chịu khó đi đây đó để tìm tòi, khám phá sẽ biết được thêm nhiều điều mới lạ. Vì vậy, khi xưa ông cha ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
​“Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tươnng tự như vậy, “một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo , đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh. Hơn thế nữa “Sàng khôn” còn có ý thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận kiến thức bên ngoài sẽ càng đem lại hiệu quả cao.

Trả lời bởi Linh Diệu
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Em đồng ý với ý kiến của Hà, không đồng ý với ý kiến của Hằng.

- Vì:

+ Các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là một hình tức vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

+Bằng thực hành, thí nghiệm, học sinh tự nhận biết được tính đúng đắn hay sai lầm của kiến thức đã học, từ đó hiểu và nghi nhớ kiến thức tốt hơn, có thể áp dụng ra ngoài thực tế cuộc sống, biến những kiến thức thu nhận được thành có ích.

Trả lời bởi Hiiiii~