Em hãy lựa chọn một điển hình kinh tế hộ gia đình mang lại hiệu quả kinh tế ở địa phương và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Em hãy lựa chọn một điển hình kinh tế hộ gia đình mang lại hiệu quả kinh tế ở địa phương và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
Nhóm của Oanh và Hùng tranh luận về mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Oanh: Tớ cho rằng mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận thông qua việc sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ để phục vụ người tiêu dùng.
- Hùng: Mình thì cho rằng, mục tiêu trước hết của doanh nghiệp là lợi nhuận. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp hoạt động không chỉ vỉ mục tiêu lợi nhuận mà còn hướng đến yêu tố cộng đồng, xã hội và môi trường.
a) Em tán thành hay không tán thành với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
b) Em hãy cùng bạn lấy một ví dụ để làm rõ các mục tiêu của một doanh nghiệp cụ thể mà em biết.
a) Em tán thành với ý kiến của bạn Hùng, không tán thành với ý kiến của bạn Oanh. Vì không phải doanh nghiệp nào cũng có mục tiêu duy nhất là lợi nhuận. Một số doanh nghiệp hoạt động vừa mang lại lợi nhuận cho mình, bên cạnh đó còn mang lại giá trị cho yếu tố cộng đồng, xã hội và môi trường.
b) Ví dụ để làm rõ các mục tiêu của một doanh nghiệp :
- Công ty cổ phần sữa Vinamilk: Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm: tối đa hóa lợi ích và nâng cao giá trị của Công ty trong sự hài hòa lợi ích của các Cổ đông; không ngừng nâng cao đời sống, thu nhập và môi trường làm việc của người lao động; đồng thời đảm bảo lợi ích của các bên liên quan khác nhằm hướng đến việc phát triển bền vững và có trách nhiệm.
Trả lời bởi datcoderEm hãy cùng bạn thảo luận về xu hướng của thị trường, lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Xu hướng của thị trường trong thời gian tới: mô hình hợp tác xã.
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với hộ gia đình hợp tác xã và doanh nghiệp trong thời gian tới: dịch vụ nông nghiệp.
Trả lời bởi datcoderEm hãy đọc các tình huống dưới đây và đưa ra lời khuyên với các bạn trong tình huống đó.
a) Địa phương của Hưng có nghề sản xuất bánh kẹo truyền thông. Mặc dù các loại bánh kẹo trên thị trường rất đa dạng nhưng hương vị bánh kẹo truyền thống của quê Hưng vẫn vẹn nguyên suốt từ bao đời nay. Đặc biệt, mỗi dịp tết đến, xuân về, nhà nào cũng đỏ lửa, luôn tay làm cả ngày mà vẫn không kịp hàng để giao cho khách. Hưng muốn sau này sẽ tiếp tục nghề truyền thống của địa phương nhưng anh trai của Hưng thì cho rằng sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thống không phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Em hãy nhận xét sự lựa chọn lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Hưng. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của anh trai bạn Hưng? Vì sao?
b) Chị gái của Kiên mở cửa hàng quần áo thời trang trên phố. Chi phí thuê địa điểm, nhân viên ngày càng tăng nên lời lãi không được bao nhiêu. Mặt khác, xu hướng, mua sắm trực tuyến ảnh hưởng lớn việc tiêu thụ của cửa hàng. Thấy công việc kinh doanh của chị gái ế ẩm, Kiên khuyên chị nên chuyển sang hình thức kinh doanh online, mở gian hàng trên các chợ thương mại điện tử, đăng hình ảnh quảng cáo chất lượng sản phẩm cao hơn thực tế để thu hút khách hàng.
Em hãy nhận xét lời khuyên của Kiên cho công việc kinh doanh của chị gái. Theo em, việc kinh doanh trực tuyến có u điểm và nhược điểm gì? Nếu em là chủ thể kinh doanh trực tuyến, em sẽ đưa ra những giải pháp nào đê nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh của mình?
Yêu cầu số 1:
- Sự lựa chọn lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Hưng theo phong cách truyền thống. Sự lựa chọn của Hưng rất an toàn ở thời điểm hiện tại, không có định hướng trong tương lai vì Hưng thấy hiện tại vẫn bán được nhiều hàng mặc dù các loại bánh kẹo trên thị trường rất đa dạng.
- Em đồng tình với ý kiến của anh trai bạn Hưng. Vì trong bối cảnh hiện nay, xu hướng kinh doanh hiện đại, kinh doanh online đang được ưa chuộng, thu hút khách hàng hơn so với kinh doanh truyền thống. Theo em, Hưng nên mở rộng kinh doanh sang hình thức kinh doanh online.
Yêu cầu số 2:
- Lời khuyên của Kiên cho công việc kinh doanh của chị gái rất hợp lý và phù hợp với xu thế hiện nay.
- Theo em, việc kinh doanh trực tuyến có ưu điểm là:
+ Không tốn quá nhiều chi phí đầu từ ban đầu, bạn chỉ cần đầu tư sản phẩm và website bán hàng, không tốn chi phí cho mặt bằng hay cá vật dụng cho cửa hàng;
+ Chi phí cho việc quản lý thấp, dễ dàng quản lý;
+ Mang sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng nhanh nhất;
+ Khách hàng có thể có nhiều lựa chọn khi lựa chọn sản phẩm của các đơn vị kinh doanh khác nhau;
+ Khách hàng không cần phải tốn thời gian và công sức để đi tìm và mua sản phẩm, chỉ cần ngồi nhà và lựa chọn sản phẩm ngay lập tức khách hàng có thể lên đơn hàng nhanh chóng;
+ Linh hoạt về thời gian, khách hàng có thể chủ động thời gian mua hàng, không phụ thuộc vào giờ mở - đóng cửa hàng; Nhiều phương thức thanh toán.
- Theo em, việc kinh doanh trực tuyến có nhược điểm là:
+ Độ bảo mật internet ở nước ta khá thấp, hệ thống mạng dễ bị xâm nhập, đánh cắp dữ liệu gây bất lợi cho hệ thống bán hàng online;
+ Khách hàng không xác định được chính xác mình đã mua hàng của ai, vì chỉ nhìn được mặt người bán qua tấm hình đại diện;
+ Mất thời gian trong khi chờ đợi hàng hóa đến tay, nhanh thì trong ngày khách hàng sẽ nhận được hàng, chậm thì cả tuần khách hàng mới nhận được hàng, đôi khi hàng bị trôi nổi trong quá trình chuyển gửi, dẫn đến mất hàng;
+ Khó khăn trong vấn đề tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng, khó làm lên thương hiệu do hiện tượng lừa đảo diễn ra ngày càng phổ biến, sản phẩm khách nhận được không đúng với quảng cáo, nhiều người còn bị lừa tiền;
+ Hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan; Khách hàng không được xem trước sản phẩm khi trả tiền.
- Nếu em là chủ thể kinh doanh trực tuyến, em sẽ đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh của mình là:
+ Nghiên cứu nhu cầu thị trường
+ Đầu tư sản phẩm chất lượng
+ Tối ưu giá sản phẩm
+ Thấu hiểu khách hàng.
+ Đầu tư quảng cáo sản phẩm.
+ Sử dụng sản phẩm đi kèm với hình ảnh
+ Đầu tư cho website
+ Tối ưu chi phí vận chuyển cho đơn hàng.
+ Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng online chất lượng.
Trả lời bởi datcoderEm hãy cùng bạn lập kế hoạch tổ chức một buổi toạ đàm về chủ để “Vai trò của sản xuất kinh doanh đối với sự phát triển của địa phương”.
- Giới thiệu khách mời tham gia buổi tọa đàm.
- Giới thiệu về địa phương và tình hình kinh doanh của địa phương
- Nêu các hoạt động sản xuất kinh doanh
- Nêu các vai trò của sản xuất kinh doanh đối với sự phát triển của địa phương
- Khuyến khích, ủng hộ địa phương tham gia sản xuất kinh doanh
- Tổng kết.
Trả lời bởi datcoderEm hãy tìm hiểu về mô hình kinh tế hộ gia đình, mô hình kinh tế hợp tác xã, mô hình doanh nghiệp ở địa phương em và chia sẻ với các bạn trong lớp về sự phát triển của mô hình đó.
- Kinh tế hộ gia đình ở xã Đông Hà, xã Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
+ Kinh tế hộ gia đình ở xã Đông Hà được xem là nét phát triển mới, đa dạng từ lĩnh vực kinh doanh, trồng cây ăn quả như hồng, xoài, mía đến trồng rừng, nuôi thủy sản…
+ Theo số liệu thống kê ở xã Đông Hà có 570 hộ, sinh sống tập trung ở 4 thôn, bản thì có hơn một nửa số hộ có các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình với quy mô và mức đầu tư tương đối lớn, kinh tế hộ gia đình tập trung phát triển nhất hiện nay ở các thôn Nà Sài, Sang Phàng, Thống Nhất…
+ Do đặc thù là xã vùng cao nên hầu hết các hộ đều phát triển kinh tế theo mô hình trồng cỏ gắn với phát triển chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả đặc trưng của địa phương như na, hồng không hạt, xoài và mới đây nhất người dân ở xã Đông Hà có thêm nghề nuôi thủy sản nước ngọt do biết tận dụng nguồn nước từ công trình thủy điện Thái An. Tận dụng nguồn nước sẵn có từ trên các khe núi đá chảy xuống, gia đình anh Long đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư đào ao thả các loại cá bỗng, chép, trắm cỏ, rô phi; ngoài ra anh còn chăn nuôi lợn, trồng trên 200 gốc na và xoài, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên dưới 60 triệu đồng từ phát triển chăn nuôi lợn, ngan, gà, nuôi thủy sản và trồng cây ăn quả.
+ Gia đình anh Lò Mí Páo cùng thôn với anh Long lại chọn mô hình mua bò gầy về vỗ béo và trồng mía xương gà, mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu nhập khoảng 40 - 45 triệu đồng. từ việc đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nhiều hộ dân trong xã Đông Hà đã tình nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, đây được xem là nhân tố mới để thúc đẩy kinh tế của xã ngày một phát triển hơn.
+ Có thể nói trong những năm qua, nền kinh tế của xã Đông Hà, huyện Quản Bạ đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao cả về vật chất và tinh thần; cái đói, cái nghèo đã dần trở thành quá khứ nhường chỗ cho nó là cái ấm no, sung túc đang hiện hữu trước một vùng quê đá Đông Hà. Đó là kết quả của đường lối đúng đắn, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế hộ gia đình đang tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống người dân nơi đây.
Trả lời bởi datcoder
- Kinh tế hộ gia đình ở xã Đông Hà, xã Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
+ Kinh tế hộ gia đình ở xã Đông Hà được xem là nét phát triển mới, đa dạng từ lĩnh vực kinh doanh, trồng cây ăn quả như hồng, xoài, mía đến trồng rừng, nuôi thủy sản…
+ Theo số liệu thống kê ở xã Đông Hà có 570 hộ, sinh sống tập trung ở 4 thôn, bản thì có hơn một nửa số hộ có các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình với quy mô và mức đầu tư tương đối lớn, kinh tế hộ gia đình tập trung phát triển nhất hiện nay ở các thôn Nà Sài, Sang Phàng, Thống Nhất…
+ Do đặc thù là xã vùng cao nên hầu hết các hộ đều phát triển kinh tế theo mô hình trồng cỏ gắn với phát triển chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả đặc trưng của địa phương như na, hồng không hạt, xoài và mới đây nhất người dân ở xã Đông Hà có thêm nghề nuôi thủy sản nước ngọt do biết tận dụng nguồn nước từ công trình thủy điện Thái An. Tận dụng nguồn nước sẵn có từ trên các khe núi đá chảy xuống, gia đình anh Long đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư đào ao thả các loại cá bỗng, chép, trắm cỏ, rô phi; ngoài ra anh còn chăn nuôi lợn, trồng trên 200 gốc na và xoài, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên dưới 60 triệu đồng từ phát triển chăn nuôi lợn, ngan, gà, nuôi thủy sản và trồng cây ăn quả.
+ Gia đình anh Lò Mí Páo cùng thôn với anh Long lại chọn mô hình mua bò gầy về vỗ béo và trồng mía xương gà, mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu nhập khoảng 40 - 45 triệu đồng. từ việc đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nhiều hộ dân trong xã Đông Hà đã tình nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, đây được xem là nhân tố mới để thúc đẩy kinh tế của xã ngày một phát triển hơn.
+ Có thể nói trong những năm qua, nền kinh tế của xã Đông Hà, huyện Quản Bạ đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao cả về vật chất và tinh thần; cái đói, cái nghèo đã dần trở thành quá khứ nhường chỗ cho nó là cái ấm no, sung túc đang hiện hữu trước một vùng quê đá Đông Hà. Đó là kết quả của đường lối đúng đắn, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế hộ gia đình đang tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống người dân nơi đây.
Trả lời bởi datcoder