Giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.
Giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.
Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái đất đều không thể nhìn thấy Mặt trời. Kết luận này đúng hay sai? Tại sao?
Kết luận này là sai.Vì Mặt Trời chỉ chiếu được 50% Trái Đất khi Mặt Trời lặn nghĩa là khi nó chiếu sáng bên nửa cầu còn lại.
Trả lời bởi Van ToanGiữ quả địa cầu tại một vị trí bất kì. Em hãy xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.
Dựa vào sự quay quanh trục của Trái Đất theo chiều từ tây sang đông để xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtNgười ở tại vị trí C (hình 43.2b) khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Vì sao?
- Người ở vị trí C sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời lặn.
- Bởi vì trái đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông khiến cho vị trí C bị quay đi khuất ánh sáng mặt trời.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtEm hãy quay quả địa cầu để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.
Học sinh tìm vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu và dựa vào sự quay quanh trục của Trái Đất theo chiều từ tây sang đông để xác định vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu
Trả lời bởi datcoderNgười ở tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Sau đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyến động" như thế nào? Vì sao?
- Người ở vị trí B sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời mọc.
- Sau đó người ở vị trí B sẽ tiếp tục thấy mặt trời chuyển động lên cao. Vì Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông nên khiến cho vị trí B vẫn được mặt trời chiếu tới.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtEm hãy mô tả sự "chuyển động” của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời.
Sự chuyển động của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời là: Mặt trời mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtHằng ngày chúng ta nhìn thấy Mặt Trời chuyển động trên bầu trời. Có người nói rằng, đó là do Trái Đất đứng yên còn Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. Em nghĩ gì về điều này?
Em nghĩ rằng Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtQuan sát hình 43.2, em hãy cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều nào và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao nhiêu phần diện tích mặt đất được chiếu sáng?
- Trái đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ phía tây sang phía đông.
- Mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới trái đất sẽ làm một nửa phần diện tích mặt đất được chiếu sáng.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtTừ nội dung thảo luận 4 và 5, em hãy liên hệ tới hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất, Mặt trời mọc và Mặt trời lặn khi quan sát từ Trái Đất.
Liên hệ hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất, Mặt Trời mọc và lặn khi quan sát từ Trái Đất:
– Hiện tượng ngày và đêm: Hình khối cầu của trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm.
– Hiện tượng mặt trời mọc và lặn: Khi trái đất quay, góc nghiêng giữa mặt trời và trái đất cũng dần lớn lên. Đồng thời, nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, vì vậy ta có cảm giác mặt trời mọc từ thấp lên cao, mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
- Hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm.
- Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt