Bài 24. Khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về khoáng sản: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta, tập trung nhiều loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng thuộc các nhóm: năng lượng, kim loại, phi kim loại.

* Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thuỷ điện:

- Vùng có hệ thống sông Hồng (với nhiều phụ lưu như sông Đà, sông Lô, sông Chảy,...), hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng và một số sông khác. 

- Các sông có độ dốc lớn, nhiều thác, ghềnh, tạo cho vùng có nguồn thuỷ năng lớn nhất nước ta, trong đó hệ thống sông Hồng có trữ năng lên tới 30 – 40 tỉ kWh, chiếm 35% tổng trữ năng thuỷ điện của cả nước.

* Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi. 

- Dân cư, lao động của vùng có nhiều kinh nghiệm trong canh tác và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp, rau quả cận nhiệt và ôn đới. 

- Vùng có cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật đang được nâng cấp; công nghệ trong canh tác và chế biến phát triển; thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng mở rộng.

* Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn:

- Vùng có địa hình đồi núi, cao nguyên, nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

- Trong những năm qua, nhiều đồng cỏ được cải tạo, trồng các giống cỏ năng suất cao tạo điều kiện cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Gồm 14 tỉnh (Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Giang, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) 

- Diện tích: khoảng 95,2 nghìn km². 

- Vùng tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào; giáp Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; liền kề với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 

=> Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí quan trọng về kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng ở nước ta.

* Đặc điểm dân số 

- Năm 2021, số dân của Trung du và miền núi Bắc Bộ là 12,9 triệu người (chiếm 13,1% số dân cả nước), mật độ dân số khoảng 136 người/km². 

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của vùng là 1,05%, cao hơn mức trung bình cả nước. Tỉ lệ dân thành thị khoảng 20,5%. 

- Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 45,4% số dân của vùng. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc như Kinh, Tày, HMông, Thái, Mường, Nùng, Dao,…

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về khoáng sản:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta, tập trung nhiều loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng thuộc các nhóm: năng lượng, kim loại, phi kim loại.

- Khoáng sản năng lượng: than tập trung nhiều ở Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình.

- Khoáng sản kim loại: quặng sắt có trữ lượng lớn, phân bố ở Lào Cai, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang,...; thiếc, von-phram phân bố tập trung ở Cao Bằng, Tuyên Quang; đồng phân bố nhiều nơi nhưng tập trung ở Lào Cai, Sơn La. Ngoài ra, còn có chì, kẽm, man-gan, vàng,...

- Khoáng sản phi kim loại: a-pa-tít ở Lào Cai, đất hiểm phân bố ở Lai Châu, đá vôi phân bố ở nhiều tỉnh trong vùng,...

* Hiện trạng khai thác và chế biến:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển từ lâu đời, là thế mạnh nổi bật của vùng, bao gồm công nghiệp khai thác quặng kim loại và phi kim, khai thác than, khai thác đá các loại.

- Công nghiệp khai thác quặng kim loại và phi kim: khai thác sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên), Tùng Bá (Hà Giang), Quý Xa (Lào Cai); khai thác thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng); khai thác a-pa-tít ở Cam Đường (Lào Cai),...

- Công nghiệp khai thác than: đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất của công nghiệp khai khoáng, chủ yếu ở Thái Nguyên. Khai thác than nhằm cung ứng nguồn nhiên liệu quan trọng cho công nghiệp luyện kim và nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện của vùng.

- Công nghiệp khai thác đá các loại: có mặt ở nhiều tỉnh trong vùng với quy mô vừa và nhỏ.

* Một số định hướng phát triển trong khai thác thế mạnh về khoáng sản của vùng:

- Để khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản, vùng cần tăng cường vốn đầu tư, công nghệ, trang thiết bị tiên tiến để đáp ứng cho việc khai thác, chế biến tại chỗ; đầu tư, nâng cấp xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ cho việc vận chuyển khoáng sản; thu hút đầu tư nước ngoài và hợp tác chuyển giao khoa học – công nghệ trong khai thác và chế biến khoáng sản. 

- Ngoài ra, vùng cần đẩy mạnh công tác khai thác, thăm dò những nguồn khoáng sản mới, quy hoạch tập trung diện tích khai thác, chú ý khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thuỷ điện:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ điện. 

- Vùng có hệ thống sông Hồng (với nhiều phụ lưu như sông Đà, sông Lô, sông Chảy,...), hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng và một số sông khác. 

- Các sông có độ dốc lớn, nhiều thác, ghềnh, tạo cho vùng có nguồn thuỷ năng lớn nhất nước ta, trong đó hệ thống sông Hồng có trữ năng lên tới 30 – 40 tỉ kWh, chiếm 35% tổng trữ năng thuỷ điện của cả nước.

* Hiện trạng:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển thuỷ điện từ những năm 60 của thế kỉ XX. 

- Nhà máy thuỷ điện đầu tiên ở nước ta được xây dựng là Thác Bà trên sông Chảy với công suất 120 MW. Các nhà máy thuỷ điện của vùng là Sơn La (2 400 MW), Hoà Bình (1 920 MW), Lai Châu (1 200 MW), Tuyên Quang (342 MW),... 

- Ngoài ra, vùng còn có nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ có ý nghĩa đối với việc cung cấp điện sinh hoạt cho người dân.

* Định hướng phát triển:

- Nhằm cung cấp đủ nguồn điện năng phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của cả nước, vùng tiếp tục khai thác có hiệu quả thế mạnh về thuỷ điện. 

- Các nhà máy thuỷ điện công suất lớn cần được nâng cấp và đổi mới công nghệ. 

- Việc phát triển thuỷ điện của vùng cần chú ý giảm thiểu các tác động bất lợi cho môi trường sinh thái và các hoạt động sản xuất, đời sống của người dân địa phương.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi. 

+ Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác. 

+ Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao. 

=> Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.

- Dân cư, lao động của vùng có nhiều kinh nghiệm trong canh tác và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp, rau quả cận nhiệt và ôn đới. 

- Vùng có cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật đang được nâng cấp; công nghệ trong canh tác và chế biến phát triển; thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng mở rộng.

* Hiện trạng 

- Cây công nghiệp:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta, nhất là các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. 

+ Tiêu biểu là cây chè, chiếm hơn 3/4 diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng. 

+ Các vùng chuyên canh chè đã hình thành và phát triển ở các tỉnh như Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang,... 

+ Sản lượng chè búp đạt khoảng 805 nghìn tấn, chiếm 73,8% sản lượng chè búp cả nước (năm 2021).

- Rau, quả: 

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước (sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long) với các sản phẩm có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như đào, vải thiều, xoài, mận, nhăn,... 

+ Diện tích cây ăn quả của vùng có xu hướng mở rộng, hình thành các vùng chuyên canh ở Sơn La, Hoà Bình, Bắc Giang,... 

+ Một số tỉnh có thể trồng và sản xuất hạt giống rau ôn đới như Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang,...

+ Cây dược liệu: các loại cây dược liệu như quế, hồi, tam thất, đỗ trọng,... phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn,...

* Định hướng 

Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao; phát triển các vùng chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp như chè, hoa, rau, quả;... trên cơ sở xác định lợi thế so sánh của từng địa phương và nhu cầu thị trường; ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật; sản xuất hữu cơ; thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững; tập trung đầu tư công nghệ chế biến để gia tăng giá trị cho các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn:

- Vùng có địa hình đồi núi, cao nguyên, nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

- Trong những năm qua, nhiều đồng cỏ được cải tạo, trồng các giống cỏ năng suất cao tạo điều kiện cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

Bên cạnh đó, nguồn thức ăn chăn nuôi được đảm bảo ổn định nhờ nguồn lương thực sản xuất tại chỗ dồi dào, phụ phẩm từ ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng, công nghệ mới được áp dụng vào chăn nuôi đã thúc đẩy sự phát triển nhanh của ngành.

* Hiện trạng 

- Năm 2021, vùng có số lượng đàn trâu chiếm 55%, đàn bò chiếm 19% cả nước. Vùng còn có số lượng đàn ngựa và dê nhiều nhất cả nước.

- Từ hình thức chăn thả tự nhiên, phân tán theo hộ gia đình, vùng đã hình thành một số mô hình chăn nuôi công nghiệp, điển hình là chăn nuôi bò sữa ở cao nguyên Mộc Châu.

* Định hướng

Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng hàng hoá kết hợp công tác quy hoạch, giống, thức ăn, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại kết hợp chăn nuôi nông hộ nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc lớn của vùng; hình thành các khu chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò thịt, bò sữa, dê với quy mô trang trại gắn với công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
Cây trồng, vật nuôiPhân bố (tỉnh)
chèLai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang
cây ăn quảLai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Giang,...
trâuĐiện Biên, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Kạn
Phú Thọ, Hà Giang, Bắc Giang, Phú Thọ

 

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực có tiềm năng thủy điện lớn nhất Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều ưu thế vượt trội để phát triển ngành thủy điện: Vùng núi cao với nhiều sông suối lớn nhỏ, dốc, chảy xiết. Lượng mưa dồi dào, tập trung nhiều vào mùa mưa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa dài, lượng mưa trung bình năm cao. Hệ thống sông Hồng, sông Đà, sông Cả,... cùng nhiều phụ lưu tạo nguồn nước dồi dào cho các nhà máy thủy điện. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với nhu cầu sử dụng điện cao. Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi tập trung nhiều nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu,... Ngành thủy điện đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho khu vực và cả nước. Vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển các nhà máy thủy điện mới. Cần chú trọng phát triển thủy điện một cách bền vững, bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái. Thế mạnh thủy điện của Trung du và miền núi Bắc Bộ đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước. Việc khai thác và phát triển thủy điện cần được thực hiện một cách hợp lý, bền vững để bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

Trả lời bởi datcoder