Hãy kể lại một câu chuyện nói về đức tính trung thực (hoặc sưu tầm mội đoạn thơ hay ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính này)
Hãy kể lại một câu chuyện nói về đức tính trung thực (hoặc sưu tầm mội đoạn thơ hay ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính này)
Đối với người học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì?
* Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt.
- Đối với cha mẹ, thầy cô giáo, phải thật thà ngay thẳng.
- Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.
Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mi em thấy trong cuộc sống hằng ngày.
- Những việc làm thể hiện tính trung thực:
+ Khi làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu.
+ Không nhắc bài cho bạn khi bạn không thuộc bài.
+ Chấp hành tốt quy định đội mũ bảo hiểm đối với mọi người khi đi mô tô, xe gắn máy.
- Những hành vi thể hiện tính không trung thực:
+ Được của rơi không trả lại cho người mất.
+ Đội mũ bảo hiểm có tính chất đốì phó khi có công an.
+ Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra, bài thi.
Thầy thuốc giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc?
Việc làm của Bác sĩ xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực và hi vọng chiến thắng bệnh tật.
Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực? Giải thích vì sao?
(1) Làm hộ bài cho bạn;
(2) Quay cóp trong giờ kiểm tra;
(3) Nhận lỗi thay cho bạn;
(4) Thẳng thắn phể bình khi bạn mắc khuyết điểm;
(5) Dung cảm nhận lỗi của mình;
(6) Nhặt được của rơi, đem trả lại người mất;
(7) Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.
Hành vi thể hiện tính trung thực (4) (5) (6). Bởi vì:
+ Hành vi (4) không bao che khuyết điểm của bạn, mà góp ý phê bình thẳng thắn với tinh thần xây dựng mong bạn nhận ra khuyết điểm để tiến bộ.
+ Hành vì (5) khi mình có khuyết điểm: ngay thẳng thật thà, dũng cảm nhận lỗi để sửa chữa những lỗi lầm trở thành người tốt
+ Hành vi (6) biểu hiện của sự thật thà, không gian dối, không tham lam của người khác.
+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng
+ Đường đi hay tối, nói dối hay cùng
- Ca dao:
Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần.
Trả lời bởi Hiiiii~