Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có thiên nhiên đa dạng với nhiều ưu thế, đang được khai thác và cải tạo. Vậy điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng có những thế mạnh và hạn chế gì? Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế ra sao? Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì nổi bật?
a. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng:
- Thế mạnh:
+ Địa hình, đất: Đồng bằng sông Cửu Long được bồi tụ bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công và phù sa biển. Địa hình thấp, trên bề mặt đồng bằng có nhiều ô trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên,... Các loại đất có diện tích lớn của vùng là: đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn. Đất phù sa sông là loại đất có độ phỉ khá cao, phân bố ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, có mùa mưa và mùa khô phân hoá rõ rệt, nền nhiệt cao, số giờ nắng nhiều, lượng mưa lớn. Điều này đã tạo thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp sản xuất điện trong vùng.
+ Nguồn nước: Vùng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Hệ thống sông Cửu Long với hai nhánh chính (sông Tiền, sông Hậu), có diện tích lưu vực lớn, chế độ nước điều hoà là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông và du lịch của vùng.
+ Khoáng sản có giá trị lớn của vùng là dầu mỏ ở thềm lục địa (bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai – Thổ Chu) và than bùn (ở Tứ giác Long Xuyên, Kiên Giang, Hậu Giang). Đây là nguồn nguyên, nhiên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Rừng: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rừng chiếm khoảng 1,7% của cả nước (năm 2021). Hệ sinh thái chủ yếu là rừng tràm và rừng ngập mặn. Vùng có nhiều vườn quốc gia (U Minh Thượng, U Minh Hạ,...) và khu dự trữ sinh quyển (Mũi Cà Mau, Kiên Giang....). Rừng là nơi sinh sản của nhiều loài động vật và là nơi trú đông của các loài chim di cư quý hiếm nên có ý nghĩa lớn về môi trường, du lịch. Biển, đảo: Vùng biển rộng, nhiều đào, tài nguyên biển phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang, có nhiều bãi biển đẹp,... tạo thuận lợi cho sự phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
- Hạn chế: diện tích đất phèn, đất mặn lớn; tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường.... ngày càng gia tăng.
b. Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế
- GRDP của vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 11,8% GDP cả nước (năm 2021).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững.
- Công nghiệp, dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP của vùng.
c. Đặc điểm nổi bật Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập năm 2009, có diện tích khoảng 16,6 nghìn km² (chiếm 5,2% diện tích cả nước).
- Phạm vi lãnh thổ của vùng gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
- Đây là vùng có nhiều lợi thế trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, thuỷ sản của nước ta.
Trả lời bởi datcoder