Biết rằng ở nhiệt độ cao, hơi nước tác dụng với sắt tạo thành Fe3O4. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
Biết rằng ở nhiệt độ cao, hơi nước tác dụng với sắt tạo thành Fe3O4. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
1. Phản ứng của kim loại kẽm với dung dịch hydrochloric acid được dùng để điều chế khí hydrogen trong phòng thí nghiệm. Tính lượng kẽm và thể tích dung dịch hydrochloric acid 1M cần dùng để điều chế 250 ml khí hydrogen (điều kiện chuẩn).
2. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho kim loại magnesium vào dung dịch hydrochloric acid.
1.
nH2 = \(\dfrac{250.10^{-3}}{24,79}=0,01\) mol
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Theo phản ứng trên ta có:
nZn = n H2 => n Zn = 0,01 mol
2n H2 = n HCl => n HCl = 0,01.2 = 0,02 mol
m Zn = 0,01 . 65 = 0,65g
V HCl = 0,02 : 1 = 0,02 lít
2. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Trả lời bởi datcoderMô tả một số điểm khác biệt trong tính chất của các kim loại Al, Fe, Au theo gợi ý sau:
- Khác biệt trong tính chất vật lí.
- Khác biệt trong tính chất hóa học khi tác dụng với
a) oxygen; b) Dung dịch hydrochloric acid.
- Sự khác biệt trong tính chất vật lí giữa Al, Fe, Au: Fe có tính nhiễm từ (bị nâm châm hút) trong khi đó Al, Au không có tính chất này.
- Sự khác biệt trong tính chất hóa học giữa Al, Fe, Au khi tác dụng với oxygen và dung dịch HCl: Au không tác dụng với oxygen và dung dịch HCl. Fe, Al tác dụng với cả oxygen và dung dịch HCl
Trả lời bởi datcoderNêu các ứng dụng của ba kim loại: sắt, nhôm, vàng mà em biết; chỉ rõ mối liên lệ giữa tính chất và ứng dụng của chúng.
Sắt có tính dẻo nên được sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc sản xuất gang, thép
Nhôm có tính dẫn điện tốt, nhẹ, giá thành rẻ nên được sử dụng làm lõi dây điện, hoặc các vật dụng sử dụng trong gia đình như mâm, xoong
Vàng có tính ánh kim dễ dát mỏng và không tác dụng với oxygen trong không khí nên được sử dụng làm đồ trang sức.
Trả lời bởi datcoderTrình bày tính chất hóa học của kim loại theo gợi ý sau:
- Nêu tính chất hóa học cơ bản của kim loại.
- Viết phương trình hóa học minh họa cho mỗi tính chất.
a) Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
Ví dụ: Na + H2O → NaOH + ½ H2
b) Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ cao
3Fe + H2O \(\underrightarrow{t^o}\) Fe3O4 + 4H2
c) Kim loại tác dụng với dung dịch HCl
Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
d) Kim loại tác dụng với muối
Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Trả lời bởi datcoder
3Fe + 4H2O \(\underrightarrow{t^o}\) Fe3O4
Trả lời bởi datcoder