Có quan điểm cho rằng: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ. Em đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
Có quan điểm cho rằng: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ. Em đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
Nêu cảm nghĩ của em về quá trình thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Tham khảo:
- Tiếp nối chính quyền chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn tiếp tục đẩy mạnh việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua những hoạt động cụ thể, như:
+ Đặt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong cơ cấu hành chính của Việt Nam.
+ Tái lập lại hai hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này.
+ Đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm cờ khẳng định chủ quyền, dựng miếu thờ và trồng cây xanh,… tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Các hoạt động khai phá, chiếm lĩnh, xác lập và thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn tại hai hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã tạo nhiều cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Mặt khác, những nỗ lực của vua Nguyễn trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo (nói chung) và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (nói riêng) là một trong số những di sản đồ sộ mà nhà Nguyễn để lại cho dân tộc. Nó góp phần giúp chúng ta xây dựng một cách nhìn nhận mới về vị trí, vai trò của dòng họ Nguyễn trong lịch sử.
Trả lời bởi Nguyễn Việt DũngLựa chọn một thành tựu tiêu biểu dưới thời Nguyễn, sưu tầm thêm tư liệu và xây dựng bài giới thiệu ngắn gọn về thành tựu đó theo ý tưởng của em.
Tham khảo: Giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính sự sáng tạo này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.
1. Tóm tắt tác phẩm
Phần thứ nhất : Gặp gỡ và đính ước
Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che" bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Thuý Kiều gặp chàng Kim Trọng "phong tư tài mạo tót vời". Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thuý Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đoạ. Thuý Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Ở đây, Thuý Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng "đội trời đạp đất". Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thuý Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.
Phần thứ ba: Đoàn tụ
Sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thuý Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước "duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc...
- Về nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.
Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới. Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
Tham khảo
- Đồng ý với quan điểm: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ. Vì:
+ Dưới thời Nguyễn, nhân dân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học,… trong đó, có nhiều tác phẩm hoặc công trình có giá trị, ví dụ như: Truyện Kiều của Nguyễn Du; bộ sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức; Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn;…
+ Nhiều di sản văn hóa dưới thời Nguyễn đã được Tổ chức UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa thế giới, ví dụ như: quần thể cố đô Huế; Nhã nhạc cung đình,…
Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng