Rút ra kết luận từ kết quả của thí nghiệm tổng hợp hai lực song song.
Rút ra kết luận từ kết quả của thí nghiệm tổng hợp hai lực song song.
Một người đang gánh lúa như Hình 13.15. Hỏi vai người đặt ở vị trí nào trên đòn gánh để đòn gánh có thể nằm ngang cân bằng trong quá trình di chuyển? Biết khối lượng hai bó lúa lần lượt là m1 = 7 kg, m2 = 5 kg và chiều dài đòn gánh là 1,5 m. Xem như điểm treo hai bó lúa hai đòn gánh và bỏ qua khối lượng đòn gánh.
Ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} \Leftrightarrow \frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} \Leftrightarrow \frac{{{m_1}.g}}{{{m_2}.g}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\\ \Leftrightarrow \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} = \frac{{{m_1}}}{{{m_2}}} \Leftrightarrow \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} = \frac{7}{5}\end{array}\)
Mặt khác, ta có: \({d_1} + {d_2} = 1,5\)
=> d1 = 0,625 m; d2 = 0,875 m.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeDựa vào quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều, đề xuất phương án xác định trọng tâm của chiếc đũa ăn cơm.
Treo vào hai đầu của chiếc đũa ăn cơm 2 vật, buộc một sợi dây vào giữa của chiếc đũa, di chuyển sợi dây đến vị trí chiếc đũa giữ thăng bằng thì vị trí đó chính là trọng tâm của chiếc đũa.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeMột gấu bông được phơi trên dây treo nhẹ như Hình 13P.1.
a) Xác định các lực tổng hợp tác dụng lên gấu bông.
b) Vẽ hình để xác định lực tổng hợp của các lực do dây treo tác dụng lên gấu bông.
c) Em có thể dựa vào lập luận mà không cần vẽ hình để xác định lực tổng hợp của các dây treo được không? Giải thích.
a)
Lực tác dụng lên gấu bông:
- Trọng lực \(\overrightarrow{P}\)
- Lực căng dây \(\overrightarrow{T_1};\overrightarrow{T_2}\)
b)
c)
Ta có lực tổng hợp của các dây treo là: \(\overrightarrow F = \overrightarrow T + \overrightarrow T \)
Mặt khác ta có con gấu đứng yên nên \(\overrightarrow F \)cân bằng với \(\overrightarrow P \)
=> Lực tổng hợp: F = P.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeMột chiếc thùng gỗ khối lượng m đang trượt xuống từ một dốc nghiêng 200 so với phương ngang như Hình 13P.2. Em hãy phân tích thành phần vectơ trọng lực tác dụng lên thùng gỗ theo các phương Ox và Oy.
Hai người đang khiêng một thùng hàng khối lượng 30 kg bằng một đòn tre dài 2 m như Hình 13P.3. Hỏi phải treo thùng hàng ở điểm nào để lực đè lên vai người đi sau lớn hơn lực đè lên vai người đi trước 100 N. Bỏ qua khối lượng của đòn tre.
Tham khảo hình:
Theo bài ta có lực đè lên vai người đằng sau lớn hơn lực đè lên vai người đằng trước
=> P1 – P2 = 100 (1)
Mặt khác, theo quy tắc tổng hợp lực song song cùng chiều, ta có:
P1 + P2 = P = m.g = 60.10 = 600 (N) (2)
Từ (1) và (2) => P1 = 200 N; P2 = 100 N.
Ta có: d1 + d2 = 2 (3)
Mặt khác, ta có:
\(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} \Leftrightarrow \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} = \frac{{{P_1}}}{{{P_2}}}\)
\( \Leftrightarrow \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} = \frac{1}{2} \Rightarrow {d_1} - 2{d_2} = 0\) (4)
Từ (3) và (4) => \(\left\{ \begin{array}{l}{d_1} = \frac{4}{3}\\{d_2} = \frac{2}{3}\end{array} \right.\)
=> Phải treo thùng hàng ở điểm cách vai người đứng sau một khoảng là \(\frac{4}{3}\)m và cách người đứng trước một khoảng \(\frac{2}{3}\)m.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Lực tổng hợp của hai lực song song cùng chiều là một lực:
- Song song, cùng chiều với các lực thành phần.
- Có độ lớn bằng tổng độ lớn của các lực: Ft = F1 + F2
- Có giá nằm trong mặt phẳng của hai lực thành phần, chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy:
\(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)
Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le