Muối là loại hợp chất có nhiều trong tự nhiên, trong nước biển, trong đất, trong các mỏ (hình 12.1). Vậy muối là gì? Muối có những tính chất hoá học nào? Mối liên hệ giữa muối với các loại hợp chất khác được thể hiện như thế nào?
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Muối là loại hợp chất có nhiều trong tự nhiên, trong nước biển, trong đất, trong các mỏ (hình 12.1). Vậy muối là gì? Muối có những tính chất hoá học nào? Mối liên hệ giữa muối với các loại hợp chất khác được thể hiện như thế nào?
Cho biết các muối: Na3PO4, MgCl2, CaCO3, CuSO4, KNO3 tương ứng với acid nào trong số các acid sau: HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, H2CO3.
Muối | Acid tương ứng |
Na3PO4 | H3PO4 |
MgCl2 | HCl |
CaCO3 | H2CO3 |
CuSO4 | H2SO4 |
KNO3 | HNO3 |
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Gọi tên các muối sau: KCl, ZnSO4, MgCO3, Ca3(PO4)2, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3.
Tham khảo!
Muối | Tên gọi |
KCl | Potassium chloride |
ZnSO4 | Zinc sulfate |
MgCO3 | Magnesium Carbonate |
Ca3(PO4)2 | Calcium phosphate |
Cu(NO3)2 | Copper(II) nitrate |
Al2(SO4)3 | Aluminium sulphate |
Sử dụng bảng tính tan, cho biết muối nào sau đây tan được trong nước:
K2SO4, Na2CO3, AgNO3, KCl, CaCl2, BaCO3, MgSO4.
Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam, dung dịch ZnSO4 không màu. Viết phương trình hoá học xảy ra khi ngâm Zn trong dung dịch CuSO4, dự đoán sự thay đổi về màu của dung dịch trong quá trình trên.
- Phương trình hoá học xảy ra: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.
- Dự đoán sự thay đổi màu của dung dịch: Dung dịch nhạt màu dần đến mất màu.
Trả lời bởi Đào Tùng DươngViết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
b) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
PTHH :
\(a,Fe+CuSO_4\rightarrow FeSO_4+Cu\)
\(b,Zn+2AgNO_3\rightarrow Zn\left(NO_3\right)_2+2Ag\)
Trả lời bởi Đào Tùng DươngChuẩn bị
● Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, miếng bìa màu trắng.
● Hoá chất: Mẩu dây đồng, dung dịch AgNO3.
Tiến hành
● Cho mẩu dây đồng (dài khoảng 2 cm) vào ống nghiệm, thêm vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch AgNO3. Đặt miếng bìa trắng sau ống nghiệm.
● Mô tả các hiện tượng xảy ra.
● Bề mặt sợi dây đồng và màu dung dịch trong ống nghiệm thay đổi như thế nào? Giải thích.
PTHH: Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag
Hiện tượng: Miếng đồng dần tan, có kết tủa trắng bạc bám lên dây đồng, dung dịch sau phản ứng có màu xanh lam nhạt.
Giải thích: Cu có tính khử mạnh hơn Ag nên đã đẩy kim loại Ag trong AgNO3 và tạo thành muối Cu(NO3)2 (dung dịch muối màu xanh lam nhạt), Ag bị đẩy ra có màu sáng bạc bám lên dây đồng.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Chuẩn bị
● Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
● Hoá chất: Dung dịch BaCl2, dung dịch H2SO4 loãng.
Tiến hành
● Lấy khoảng 2 ml dung dịch BaCl2 cho vào ống nghiệm, sau đó nhỏ từ từ từng giọt H2SO4 vào ống nghiệm (khoảng 5 giọt).
● Mô tả các hiện tượng xảy ra. Giải thích.
PTHH: BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 (kt trắng) + 2HCl
Mô tả hiện tượng: Có kết tủa trắng tạo thành sau phản ứng.
Giải thích: BaCl2 tác dụng với H2SO4 theo tính chất của muối và axit, tạo muối BaSO4 không tan (kết tủa trắng) và dung dịch HCl.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtDự đoán các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CO3.
b) Nhỏ dung dịch HCl loãng vào dung dịch AgNO3.
Giải thích và viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có).
a, Có sủi bọt khí (CO2)
PTHH: H2SO4 + Na2CO3 -> Na2SO4 + CO2 + H2O
Do H2SO4 loãng có tác dụng với Na2CO3, sau phản ứng đáng ra tạo axit cacbonic nhưng vì axit này yếu phân li thành CO2 và H2O
b, Có kết tủa trắng (AgCl)
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtChuẩn bị
● Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
● Hoá chất: Dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH.
Tiến hành
● Lấy khoảng 2 mL dung dịch CuSO4 cho vào ống nghiệm, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm.
● Mô tả các hiện tượng xảy ra. Giải thích.
PTHH: CuSO4 + 2NaOH -> Cu(OH)2 + Na2SO4
Hiện tượng: Dung dịch CuSO4 mất màu xanh, có kết tủa xanh lam sau phản ứng
Giải thích: ion Cu2+ có tác dụng với ion OH- tạo kết tủa xanh lam Cu(OH)2
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Tham khảo :
- Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).
- Tính chất hoá học của muối:
+ Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
+ Muối có thể tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.
+ Muối có thể tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.
+ Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
- Mối liên hệ giữa muối và các hợp chất khác được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Trả lời bởi Đào Tùng Dương