Từ năm 1945 đến năm 1991, trong khi Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á) từng bước giành được độc lập, chuyển sang xây dựng và phát triển đất nước.
Vậy từ năm 1945 đến năm 1991 Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ có những nét chính gì? Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào? Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hình thành và phát triển ra sao?
a. Nét chính từ năm 1945 đến năm 1991 Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ:
Chính trị
Kinh tế
Nhật Bản
- Năm 1945- 1951: Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và xét xử các tội phạm chiến tranh, giải tán các lực lượng vũ trang; ban hành Hiến pháp mới tiến bộ
- Năm 1952 – 1991:
+ Nhật Bản đã chuyển dần sang chế độ dân chủ.
+ Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mỹ
+ Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng với các nước.
+ Từ năm 1977, Nhật Bản thúc đẩy quan hệ với các nước châu Á, đặc biệt là Học thuyết Phư-cư-đa chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
- Năm 1945 – 1951: Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, cải cách ruộng đất, dân chủ hoá lao động, giải tán các dai-bát-xu.
- Năm 1952 – 1991:
+ Từ năm 1952 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ.
+ Từ những năm 60 đến năm 1973, Nhật Bản đạt được sự phát triển “thần kì”
+ Từ năm 1973, Nhật Bản gặp nhiều khó khăn và không còn tăng trưởng nhanh.
Trung Quốc
- Năm 1945 – 1949:
+ Diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.
+ Ngày 1-10-1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
- Năm 1949 – 1991:
+ Tình hình chính trị từng bước ổn định.
+ Những năm 1959 - 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng bất ổn
+ Trung Quốc tích cực củng cố hoà bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới
+ Từ năm 1978, khi Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa, chính sách đối ngoại có nhiều thay đổi
+ 1949-1959: Thực hiện khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất,...
+ 1959-1978: Thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” (1958). Đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, nền kinh tế trở nên hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân khó khăn, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi.
+ Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối cải cách, mở cửa.
+ Đến năm 1991, công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc đạt những thành tựu bước đầu
Ấn Độ
+ Về đối nội, trong giai đoạn Chính phủ Liên bang Ấn Độ do P. Nê-ru làm Thủ tướng (1947 – 1965), tình hình chính trị khá ổn định. Tuy nhiên, từ năm 1965 đến năm 1991, Ấn Độ đối mặt nhiều vấn đề bất ổn như sự phân hoá ngày càng sâu sắc trong Đảng Quốc dại, phong trào li khai,...
+ Về đối ngoại, Ấn Độ thực hiện chính sách hoà bình, trung lập, tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Ấn Độ là một trong những nước sáng lập Phong trào không liên kết.
+ Nhờ tiến hành "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp, Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
+ Đến những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ vươn lên đứng thứ 10 thế giới về công nghiệp.
+ Năm 1974, Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử; năm 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
+ Nhờ tiến hành cuộc "Cách mạng chất xám", đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
b. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á:
- Các nước Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a (sáng lập ASEAN) xây dựng đất nước trải qua hai giai đoạn phát triển: chiến lược kinh tế hướng nội (những năm 50 – 60 của thế kỉ XX) và chiến lược kinh tế hướng ngoại (những năm 60 – 70 của thế kỉ XX). Kết quả là bộ mặt kinh tế - xã hội ở các nước này có sự biến đổi to lớn. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh,....
- Sau khi tuyên bố độc lập, Miến Điện (nay là Mi-an-ma) tiến hành xây dựng đất nước. Tuy nhiên, chính phủ thực hiện chính sách đóng cửa, tự cung tự cấp với phương châm tự lực cánh sinh cực đoan, hạn chế tối đa nhận viện trợ từ bên ngoài. Miến Điện gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, trở thành một trong những nước nghèo nhất khu vực.
- Sau khi giành độc lập, năm 1984 Bru-nây đã tiến hành điều chỉnh lại các chính sách kinh tế cơ bản nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Trong thập niên 80 của thế kỉ XX, Bru-nây xây dựng được một trong những nhà máy hoá lỏng khí đốt lớn nhất thế giới. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Bru-nây gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1984, gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương năm 1989.
- Từ năm 1954 đến năm 1975, miền Bắc Việt Nam đã xây dựng được những cơ sở vật chất – kĩ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1975), Việt Nam và Lào bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Hai nước đều đạt được một số thành tựu, nhưng tình hình kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam và Lào từng bước sang nền kinh tế thị trường, thực hiện công cuộc đổi mới. Nền kinh tế có sự khởi sắc, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
- Tại Cam-pu-chia, với sự giúp đỡ của Việt Nam, nhân dân tiến hành đấu tranh lật đổ tập đoàn Khơ-me đỏ. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nước Cộng hoà Nhân dân Cam-pu-chia được thành lập. Tuy vậy, tình trạng các phe phải đối lập, mâu thuẫn vẫn kéo dài. Ngày 23-10-1991, Hiệp định Hoà bình về Cam-pu-chia được kí kết tại Pa-ri, mở ra giai đoạn mới cho quốc gia này.
c. Hình thành và phát triển Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
- Sau khi giành được độc lập dân tộc và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
- Tháng 2-1976, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a), còn gọi là Hiệp ước Ba-li, đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN. Năm 1984, Bru-nây được kết nạp vào tổ chức, trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.
Trả lời bởi datcoder