Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.
Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.
Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1) là của ai? Nó tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?
Lời kể của chính tác giả. Việc sử dụng ngôi kể thứ ba giúp cho cách kể linh hoạt, tự do hơn. Đồng thời, qua cách kể này giúp người đọc hình dung một cách khái quát, có những cảm nhận riêng về nhân vật quản ngục trong truyện.
Trả lời bởi Hà Quang MinhSự kiện nào đã tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào?
- Sự kiện thầy thơ lại gặp Huấn Cao, kể rõ sự tình và nỗi lòng của quản ngục.
- Sau sự kiện ấy, Huấn Cao đã có cảm tình hơn với viên quản ngục và trân trọng tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ông, đồng ý viết chữ tặng viên quản ngục.
Trả lời bởi Hà Quang MinhNhân vật Huấn Cao được tác giả khắc họa qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách của Huấn Cao.
- Tài hoa nghệ sĩ: người có tài viết chữ đẹp.
- Khí phách hiên ngang: Ông dám khởi nghĩa chống lại triều đình. Trước cửa ngục tù, Huấn Cao không những không run sợ, lo lắng, sợ hãi mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”.
- Nhân cách trong sáng, cao cả: được thể hiện qua thái độ, cách ứng xử của Huấn Cao với nghệ thuật, với con người
Trả lời bởi Hà Quang MinhChỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.
- Về không gian: người xưa thường cho chữ ở thư phòng, nơi sạch sẽ, trang nghiêm. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nơi ngục tù ẩm mốc, bẩn thỉu, đầy những phân chuột phân gián.
- Về thời gian: cảnh cho chữ này diễn ra vào thời gian giữa đêm khuya thanh vắng. Đặc biệt đó là đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao, con người tài hoa, nghĩa hiệp phải thi hành án xử.
- Người cho chữ và người xin chữ cũng vô cùng đặc biệt: Người cho chữ mặc dù bị cùm gông nhưng vẫn ung dung, tự tại, oai phong phóng bút với những nét bút đẹp tuyệt trần. Trong khi đó, viên quản ngục và thầy thơ lại cúi đầu đón nhận như một đặc ân từ tử tù.
- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo lộn hoàn toàn: Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTheo bạn, tác giả đã gửi gắm thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ?
- Cái đẹp có thể sinh ra, tỏa sáng giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn nhưng cái đẹp không thể chung sống cùng cái xấu, cái ác
- Con người xứng đáng được thưởng thức cái đẹp chỉ khi giữ được thiên lương
- Cái đẹp có thể cảm hóa được con người
Trả lời bởi Hà Quang MinhNêu và nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân).
- Ngô Tử Văn và Huấn Cao đều là những người anh hùng, mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng trân trọng. Tử Văn dám châm lửa đốt đền của tên tướng giặc trừ hại cho dân. Huấn Cao vì thấy dân chúng lầm than mà khởi nghĩa chống lại triều đình. Họ không vì quyền uy, tiền bạc mà bị mua chuộc, đánh mất đi chính mình.
Trả lời bởi Hà Quang MinhViết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Đoạn văn tham khảo:
Tình huống truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân rất độc đáo vì đã xây dựng được mối quan hệ đặc biệt, éo le giữa Huấn Cao với Quản ngục và thơ lại. Nguyễn Tuân đặt họ trong tình huống đối địch giữa một bên là tù nhân và một bên là quản ngục. Chính trong mối quan hệ đặc biệt đó đã làm nổi bật tính cách của từng nhân vật và chủ đề của truyện. Điều thú vị là cả hai con người ấy ở vị trí đối địch mà vẫn là những người bạn tri ân tri kỉ. Bời họ biết phát hiện ra cái đẹp, trân trọng cái đẹp. Họ có tâm hồn nghệ sĩ.
Trả lời bởi Hà Quang Minh
Cuộc gặp gỡ đầy éo lẽ giữa Huấn Cao và viên quản ngục đã tạo nên cái tình thế đặc biệt để nhà văn kể câu chuyện “Chữ người tử tù”.
Trả lời bởi Hà Quang Minh