Bài viết hay- Chuyện thi cử

Thi cử là một vấn đề không chỉ học sinh, giáo viên mà cả phụ huynh, gia đình và xã hội quan tâm. Mỗi kì thi tới, có rất nhiều bài viết chia sẻ về phương pháp học tập, cách giảm áp lực học hành, cách ôn thi hiệu quả,...Khi kì thi qua đi, cũng có nhiều câu chuyện để chúng ta còn nói lại mãi.

Chuyên mục bài viết hay tuần này với nội dung mở: CHUYỆN THI CỬ. Các em có thể thiết kế ảnh, chia sẻ kinh nghiệm ôn thi, hay kể các câu chuyện liên quan đến thi cử mà các em đã trải qua.

Bài viết hay nhất/sản phẩm sáng tạo, hữu ích nhất sẽ được:

- Thưởng 20 COIN

- Đăng lên mục tin tức, sự kiện ở trang chủ Hoc24.vn kèm tên tác giả

- Đăng lên fanpage Học trực tuyến cùng Hoc24.vn kèm tên tác giả

 

Thể lệ:

- Các bạn viết và đăng bài/ảnh dưới comment của bài viết này

- Các bạn khác có thể tương tác bằng cách like hoặc comment bài viết của tác giả

- Sau một tuần, giáo viên Hoc24 sẽ xem xét và chọn ra bài viết hay nhất

Lưu ý: Các bài viết copy sẽ bị xoá và tài khoản đó sẽ bị cấm không được tham gia chuyên mục BÀI VIẾT HAY tiếp theo nữa

Cùng đón đọc và bàn luận tại Hoc24 các em nhé!

Khách

OY
18 tháng 10 2021 lúc 10:08

Xin chào các bạn, mình năm nay đã lên lớp 7. Trải qua khá nhiều kì thi hồi hộp và cảm xúc, thì mình luôn đc kết quả tốt. Ôn thi luôn là việc mình chú trọng lên hàng đầu. Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách để ôn thi tốt nhé!ok

Đầu tiên, các bạn sẽ tìm hiểu cấu trúc đề thi. Vào buổi học đầu tiên, chắc chắn giáo viên sẽ cho các bạn cấu trúc đề để ôn luyện. Các bạn sẽ ôn những gì mà giáo viên bảo. Bạn sẽ ôn thật kĩ những nội dung đó, chắc chắn bạn sẽ đc điểm cao thôi!

Thứ hai, luôn chú ý xem các bài tập về nhà, điểm chuyên cần và bài kiểm tra ảnh hưởng đến điểm số ra sao. Điều này sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về tình hình học tập của mình và sẽ giúp xác định bạn cần ưu tiên học như thế nào và những điểm nào cần tập trung. Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi nào về chương trình học, hãy hỏi giáo viên. Tốt hơn hết là hỏi ngay vào buổi học đầu tiên thay vì cứ cắm đầu học mà không biết mình đang học gì.

Thứ 3, đến lớp thường xuyên. Bạn không thể vượt qua kỳ thi thành công nếu không tham dự các buổi học. Khi đến lớp, bạn có cơ hội lắng nghe bài giảng và ghi chú lại, cũng như giúp bạn hiểu được tài liệu và bài tập. Bạn sẽ có thể mất ít thời gian ôn luyện hơn. Và hầu hết các bài kiểm tra là dựa trên kiến thức được giảng trên lớp, vì thế bạn không nên nghỉ học. Một số giáo viên sẽ phạt các bạn vì nghỉ học, nghĩa là bạn có thể không vượt qua môn học nếu không đến lớp. Giáo viên và giáo sư thường thảo luận về bài kiểm tra xuyên suốt khóa học, vì thế nếu không đến lớp, bạn không thể cập nhật được thông tin quan trọng. Nếu như không thể tham dự lớp học, hãy báo trước với giáo viên. Hỏi họ để biết bạn sẽ bỏ lỡ kiến thức gì hoặc bạn có thể làm gì để bù lại buổi vắng học và có được kiến thức.

Thứ tư, đừng xao đãng. Đôi lúc, bạn chơi trò chơi hoặc chăm chú vào điện thoại suốt buổi học thay vì ôn bài, đặc biệt khi đó là bài học mà bạn cảm thấy đã hiểu hết. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ lỡ kiến thức quan trọng nếu không chú ý. Hãy nghiêm túc trong suốt thời gian ôn thi.

Đây là 4 điều chúng ta cần nắm vững trước khi ôn thi. Các bạn đã hiểu chưa nào ?

   3Ghi chú. Bài giảng và buổi thảo luận là yếu tố quan trọng trong lớp học và chứa nhiều thông tin cần thiết mà bạn sẽ cần để vượt qua kỳ thi. Bằng cách chú ý và ghi chú suốt thời gian học, bạn sẽ có nền tảng kiến thức giúp bạn học tập hiệu quả mà không phải chật vật để có thêm thông tin.[4]Chuẩn bị trước khi đến lớp. Sử dụng tập giấy hoặc quyển vở, và mang bút chì, bút mực vào lớp. Nếu cần học kiến thức từ sách, bạn cũng nên mang theo bút đánh dấu. Giáo viên thường nói những điều như, “Đoạn này rất quan trọng để hiểu ____nói chung” hoặc “Hãy chắc rằng các bạn nắm được kiến thức trong mục này”. Nếu giáo viên tập trung vào phần cụ thể nào đó trên lớp, hãy đánh dấu ngay.[5]Ghi chép là kỹ năng cân bằng khéo léo giữa ghi lại quá ít và quá nhiều thông tin. Bạn không nên viết ra mọi thứ mà giáo sư nói, chỉ nên viết thông tin quan trọng. Ví dụ, không cần thiết lắm để biết về loại máy bay đánh bom vào thành phố Dresden vào tháng Hai năm 1945, nhưng thực sự quan trọng để biết tại sao việc đánh bom lại là sự kiện quan trọng trong Chiến tranh Thế giới II.Thử dùng từ khóa thay vì viết câu hoàn chỉnh. Việc cố gắng viết từng chữ mà giáo sư nói cũng đồng nghĩa với việc bạn không nắm được kiến thức nào là thực sự quan trọng. Hãy thử dùng từ và cụm từ khóa thay vì câu hoàn chỉnh.Ghi chép bằng cách viết tay. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng thay vì gõ máy tính hoặc lưu lại bài giảng bằng thiết bị điện tử nào đó thì sinh viên có thể học được nhiều hơn bằng cách ghi chép bằng tay.[6]Thử một vài phương pháp ghi chép. Có rất nhiều phương pháp để học cách ghi chép. Cal Poly đưa ra thông tin về một vài loại, kèm theo thuận lợi và bất lợi của chúng.[7]   4Làm tất cả bài tập. Hầu hết giáo sư và giáo viên sẽ giao bài tập suốt học kỳ, sau đó họ sử dụng các bài tập này khi thiết kế bài kiểm tra. Bằng cách hoàn thành bài tập, bạn sẽ không chỉ có thể tham gia vào buổi thảo luận trong lớp, mà còn có kiến thức cần thiết để vượt qua kỳ thi.Đảm bảo ghi chú bài tập khi bạn đọc. Cũng giống như ghi chú bài giảng, bạn chỉ cần viết ra thông tin quan trọng nhất.[8]Đọc lướt toàn bộ bài tập mỗi tuần. Bạn không phải tìm hiểu quá sâu từng chi tiết, mà việc đọc lướt ý chính sẽ làm chúng “in sâu” vào trí nhớ, vậy thì bạn có thể sử dụng chúng cho bài kiểm tra sau đó.  5Làm bài kiểm tra và bài tập trên lớp. Bài tập trên lớp thường giúp bạn nắm chắc bài học hơn, vì vậy làm các bài tập đó là điều quan trọng. Chúng thậm chí có thể hữu ích giống như bài tập luyện các câu hỏi cho kỳ thi.Sử dụng tài liệu có loại bài tập có thể xuất hiện trong bài thi. Mọi thứ từ các bài tập toán hoặc các môn khoa học đến bài luận ngắn sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt và thi đậu kỳ thi.Việc tham gia vào buổi thảo luận trên lớp cũng sẽ giúp bạn vượt qua kỳ thi bởi vì chúng mang đến cho bạn khả năng trình bày và thể hiện ý tưởng của bạn với sinh viên khác và giáo sư.   
· Trả lời (6)
OY
18 tháng 10 2021 lúc 10:09

Xin chào các bạn, mình năm nay đã lên lớp 7. Trải qua khá nhiều kì thi hồi hộp và cảm xúc, thì mình luôn đc kết quả tốt. Ôn thi luôn là việc mình chú trọng lên hàng đầu. Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách để ôn thi tốt nhé!

ok

 

Đầu tiên, các bạn sẽ tìm hiểu cấu trúc đề thi. Vào buổi học đầu tiên, chắc chắn giáo viên sẽ cho các bạn cấu trúc đề để ôn luyện. Các bạn sẽ ôn những gì mà giáo viên bảo. Bạn sẽ ôn thật kĩ những nội dung đó, chắc chắn bạn sẽ đc điểm cao thôi!

Thứ hai, luôn chú ý xem các bài tập về nhà, điểm chuyên cần và bài kiểm tra ảnh hưởng đến điểm số ra sao. Điều này sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về tình hình học tập của mình và sẽ giúp xác định bạn cần ưu tiên học như thế nào và những điểm nào cần tập trung. Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi nào về chương trình học, hãy hỏi giáo viên. Tốt hơn hết là hỏi ngay vào buổi học đầu tiên thay vì cứ cắm đầu học mà không biết mình đang học gì.

Thứ 3, đến lớp thường xuyên. Bạn không thể vượt qua kỳ thi thành công nếu không tham dự các buổi học. Khi đến lớp, bạn có cơ hội lắng nghe bài giảng và ghi chú lại, cũng như giúp bạn hiểu được tài liệu và bài tập. Bạn sẽ có thể mất ít thời gian ôn luyện hơn. Và hầu hết các bài kiểm tra là dựa trên kiến thức được giảng trên lớp, vì thế bạn không nên nghỉ học. Một số giáo viên sẽ phạt các bạn vì nghỉ học, nghĩa là bạn có thể không vượt qua môn học nếu không đến lớp. Giáo viên và giáo sư thường thảo luận về bài kiểm tra xuyên suốt khóa học, vì thế nếu không đến lớp, bạn không thể cập nhật được thông tin quan trọng. Nếu như không thể tham dự lớp học, hãy báo trước với giáo viên. Hỏi họ để biết bạn sẽ bỏ lỡ kiến thức gì hoặc bạn có thể làm gì để bù lại buổi vắng học và có được kiến thức.

Thứ tư, đừng xao đãng. Đôi lúc, bạn chơi trò chơi hoặc chăm chú vào điện thoại suốt buổi học thay vì ôn bài, đặc biệt khi đó là bài học mà bạn cảm thấy đã hiểu hết. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ lỡ kiến thức quan trọng nếu không chú ý. Hãy nghiêm túc trong suốt thời gian ôn thi.

Đây là 4 điều chúng ta cần nắm vững trước khi ôn thi. Các bạn đã hiểu chưa nào ?

· Trả lời (3)
H24
18 tháng 10 2021 lúc 10:52

Có một bài kiểm tra mà tôi nhớ mãi đến tận bây giờ, và sẽ luôn luôn khắc ghi nó trong tim như một bài học để nhắc nhở chính mình.

Đó là bài kiểm tra cuối học kì 1 Tin học năm lớp 6. Hôm ấy, tôi để quên đề cương Tin ở trên lớp, nhưng lúc nhớ ra thì  lại lười, không muốn quay về trường để lấy. Nhưng cả khi đến tối, tôi cũng không chịu ôn bài gì cả, nghĩ: "Tin học ấy mà, khó lắm đâu. Điểm kém cũng chả sao. Mà đề cũng toàn trắc nhiệm thôi, đoán bừa cũng được.'' (trong khi lúc đó tôi đang học chương trình IC3 ạ! :v) 

Sáng hôm sau, thầy phát đề. Tôi ngồi ngơ ra như một con pị điêng :v, vì tôi không biết đáp án của gần như toàn bộ đề. Tôi thậm chí còn không hiểu nổi đề hỏi cái gì. Ừ, bài thi tin học đó, tôi đoán mò hết. Theo cảm xúc hết thôi. Tôi không thể ngờ được nó khó như vậy. Có lẽ còn khó hơn cả đề thi Văn năm đó. 

Và kết quả bài thi thì các bạn đoán được rồi đó. Rất tệ. Tôi nhìn vào con số 5.2 ở khung điểm và nghĩ rằng do tôi hoa mắt. Nhưng hoa hay lá gì thì con điểm nó vẫn thế thôi, nó vẫn cứ khăng khăng ở đó như muốn đâm nát tim tôi vậy. Còn tệ hơn nữa, tôi, là cái đứa thấp điểm tin học nhất lớp năm đó. Những năm trước, tôi chưa bao giờ đứng chót môn gì cả. Nhưng năm nay (ý là năm lớp 6) thì tôi nghĩ tôi nếm mùi đừng chót nó đau như thế nào rồi đấy. 

Tất nhiên tôi không phải một người dễ chấp nhận cái điểm đó. Học kì tiếp theo, tôi ôn bài đến nửa đêm, sáng sớm 5 giờ lại dậy ôn tiếp. Dù buồn ngủ thật đấy, nhưng kết quả không hề khiến tôi thất vọng. 

9.75 điểm.

Các bạn đã thấy hậu quả của sự chủ quan chưa? Đừng lười nữa, rồi bạn hối không kịp đâu.

· Trả lời (3)
LL
18 tháng 10 2021 lúc 11:31

 thi cử luôn là vấn đề rất được coi trọng, gây ra chứng nhức đầu cho hoc sinh , lo lắng , tôi vẫn còn nhớ những lần thi học kỳ , nhồi nhét hết cả chữ vào đầu rồi mà hôm sau đc có 5 điểm , .Chuyện thi cử làm tôi khá là quan tâm , chú trọng  .Bây giờ , tôi xin đc viết về chuyện thi cử 

 

mk sẽ mách bn cách để đc điểm cao khi đi thi nè 

1. sức khỏe , tâm lý khi đi thi 

Sự lo sợ thái quá về thi cử làm nảy sinh tâm lý mất bình tĩnh ngay và trong lúc thi. Hãy tự tin vào bản thân mình. Tự tin ở đây không có nghĩa là tự mãn, chủ quan. Những ngày cận thi nếu thấy "chữ nghĩa chạy đâu hết" thì đừng hốt hoảng vì nhiều người đã từng rơi vào trạng thái như thế, nhưng nếu đã có học, ắt lúc thi sẽ "có chữ để viết".TỰ TIN LÊN , HÃY NGHĨA NHỮNG ĐIỀU TÍCH CỰC CHO BẢN THÂN  . HỠI CÁC BN TRẺ HÃY QUAN TÂM ĐẾN SỨC KHỎE CỦA MK NHÉ , KO LÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢN THÂN KHI ĐI THI ĐẤY NHA

2. ÔN TẬP 

Có bn nào đi thi mà ko ôn bài ko (bị điểm kém đấy nhé ) - nếu mà đc điểm cao thì bn thật may mắn 

 

Đây là vấn đề mang tính quyết định đến chất lượng bài thi. Ông bà xưa khuyên, việc gì cũng vậy, nên chuẩn bị từ đầu, chứ đừng để "nước tới chân mới nhảy". Ngay từ đầu năm học các em học sinh nên lập cho mình một kế hoạch học tập trong suốt cả năm, vừa nắm kiến thức mới, vừa ôn dần dần thì bài vở không bị dồn đống trước khi thi. Bên cạnh đó cần biết kết hợp giữa nhớ thuộc lòng với suy nghĩ, suy luận và thực hành. Các thầy cô dạy trên lớp là dạy theo trình độ chung, mỗi người học sẽ có cách tiếp thu khác nhau. Do vậy, chỉ chính mình mới biết rõ phần nào mình nắm vững, phần nào mình đang yếu để hỏi bạn hoặc trao đổi với thầy cô. Các buổi ôn thi trên lớp rất quan trọng, vì giáo viên có kinh nghiệm sẽ ôn tập cho học sinh những điều cốt lõi và trọng tâm nhất của chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn. Tuy nhiên hết sức tránh "chạy sô" luyện thi nhiều nơi một lúc. Cách học này rất mất thời gian, không đảm bảo việc ăn, uống và nghỉ ngơi. Có những học sinh tổ chức học nhóm cũng mang lại hiệu quả cao (với điều kiện là học một cách tập trung vì nếu không sẽ phản tác dụng). Bên cạnh đó, nhiều em thích ngồi một một góc yên tĩnh kiên nhẫn giải bài tập hoặc dựa vào đề cương ôn tập.

Lỗi thí sinh thường mắc là không học bản chất của bài toán, dẫn đến khi vào phòng thi thường bị bí hướng giải. “Khi học, bạn nên học về bản chất của bài toán. Hiểu bản chất rồi thì rất dễ dàng áp dụng những công thức tính nhanh. Thi trắc nghiệm nên có nhiều cách giải nhanh, mà thường học sinh chỉ học cách bấm máy nhanh để áp dụng vào bài toán, không biết tại sao mình phải giải bài đó như vậy. Do đó, khi đề thay đổi một chút, các bạn lại rối và không bấm máy được nữa. Rối một câu thì rất dễ dẫn đến rối nhiều câu khác”

Ôn lại mỗi bài học là phương pháp rất hiệu quả bạn không bị quên đi những kiến thức mà bạn đã nạp được trong ngày. Các học sinh giỏi luôn biết ôn lại nội dung đã học bằng cả 2 bán cầu não để khi cần chúng có thể đánh thức được toàn bộ kiến thức mà chúng đã được học trước đó.

trước 1 tuần khi đi thi 

mk hay xem những bài giảng trên youtube , 

ghi những kiến thức cần nhớ khi thi , tránh xa những thiết bị điện tử có nội dung ảnh hưởng đến việc hoc ,

2. mạnh dạn hỏi những câu mk ko hiểu với các bn 

nếu bn càng rụt rè thì chuyện gì cũng ko vào đâu đâu

3. học với các bn thân nhất là những bn hoc khá và giỏi 

4. tránh xa những thiết bị điện tự 

-ko có nội dung liên quan đến việc hoc 

5. mỗi ngày bn nên ghi những điều tích cực cho bản thân 

- con gái như mk này hay gấp mấy cái hôp kiểu như này 

undefined

chắc mk gập phải xấu hơn cái này 

1. kiếm 1 cái lọ linh tinh gì đó , nếu mà ko có lọ thì có thể gập 1 cái hộp đơn giản ,ghi trên cái lọ đó tên là lọ ước mơ , lọ động lực , - ghi những tên mà bn thích 

2. xé 1 từ giấy nhỏ , ghi những lời mà bn thích , ghi ước mơ của mk , .... xong rồi bỏ vào đó ;thế là đc cái hộp 

6.TẬN DỤNG TẤT CẢ THỜI GIAN

Bạn có thể bị phân tâm bởi vài điều khi học: tivi, những thành viên trong gia đình hoặc một vài lý do khách quan khác. Điều này có thể khiến bạn bị mất ý tưởng, cảm hứng học tập và không thể tập trung. Thế nên, trước khi bắt đầu học, hãy tìm một nơi mà bạn sẽ không bị quấy rầy.

tôi xin nói lời cuối

undefined

 

 

 

 

 

· Trả lời (4)
DX
18 tháng 10 2021 lúc 13:05

Có lẽ ai cũng trải qua nhiều kì thi trong thời học sinh nhỉ? Mình cũng vậy, từ 15p - 1 tiết - thi cuối kì. Có lẽ hs nào cũng lo lắng trước khi bắt đầu kì thì nhỉ? Khi ấy thì các sẽ làm gì? chắc chắn ôn bài kĩ rồi. Còn gì nữa? Chắc chắn là làm bài kiểm tra thử rồi. Nhưng làm đề thi thử ở đâu? Đề cô giao, của mấy anh chị đã thi và gì nữa? Chính xác đấy! Là làm trên mạng (hay còn gọi là làm online đấy). Và có lẽ có 1 điều mà tới giờ tôi vẩn nhớ khi làm bài kiểm tra thử trên mạng. VÀ tôi sẽ kể ngay bây giờ.

Khi ấy là kì thi cuối kì môn Vật lí năm lớp 6. Tôi lên mạng kiểm tra thử và thấy có bài có 19 câu trắc nghiệm giống đề cương cô đã giao cho lớp (thật ra cô giao 40 câu trắc nghiệm lận nhưng bài kiểm tra có 12 câu thôi). Tôi đã làm và có 1 câu hơi lạ (nhưng hơi lạ với tôi bây giờ). Đó là câu mà để họi rằng: " khi nào nước bay hơi nhanh". Đáp án của trang wed tôi làm thử là nước lạnh. Nhưng tôi hồi ấy ko hề thắc mắc gì mà cứ tin tưởng tuyệt đối mọi thứ trên mạng. Và khi làm kiểm tra, tôi đã rất bất ngờ khì 12/19 câu trắc nghiệm đã làm thử có trong bài thi. Tôi đã nhớ đáp án nhưng đáp án bài ktra thử trên mạng và làm ý như đáp án trên mạng. Kết thúc tiết kiểm tra, tôi củng cả lớp trao đổi về bài kiểm tra. Lúc mọi người nói đến câu "khi nào nước bay hơi nhanh.Tôi đã tư tin nói rằng:" khi nước lạnh". Cả lớp đã nhìn tôi và có đứa nói:" Khi nước nóng mà? Cô có nói mà.". Khi ấy, tôi bị cả lớp cười vào mặt. Khi phát bài kiểm tra, tôi được 9,75 điểm. Sai mỗi câu đó.

Sau sự kiện đó, tôi đã rút kinh nghiệm cho bản thân. Và tôi cũng khuyên các bạn ko nên tin tưởng quá nhiều vào mọi thứ trên mạng vì có khi nó ko đúng. Thật ra tôi định kể thêm về lúc kiểm tra Tin nhưng bài cũng dài rồi nên thôi. Chúc mọi người một ngày tốt lành! hihi

· Trả lời (4)
H24
18 tháng 10 2021 lúc 14:06

Năm học 2019 - 2020, lúc đó cũng là 1 thời điểm khó khăn của nước Việt Nam vì đại dịch Covid - 19 tàn phá. Đúng vào thời điểm quan trọng nhất trong năm học lớp của tôi, đó là thi cuối kì II.

Tôi vô cùng lo lắng và sợ mỗi khi bước vào phòng thi, lúc đó đang học chạy chương trình nên 1 số bài đã được giảm tải để tránh gây áp lực cho các học sinh, các thầy cô cũng đã cho đề ôn thi sát với kiến thức nhưng vì phải cả ngày nên việc làm đề và cả học thuộc cũng gây ra không ít khó khăn cho tôi. Lúc đó tôi phải ôn bài đến tận 12 giờ thậm chí có hôm phải gần 1 giờ sáng. Vừa đi học thêm, vừa học chạy chương trình và ôn thi cuối kì, có lúc tôi muốn bỏ cuộc mặc cho kì thi đang đến gần và luôn trách ông trời tại sao lại đối xử không công bằng nhưng mỗi lần như thế, cho rằng bản thân không thể vượt qua thì 1 câu nói lại thoáng qua đầu tôi:

HOT] Những câu nói hay về sự cố gắng có sức lan tỏa mạnh mẽ

Thế là tôi lại đứng dậy, tiếp tục làm bài và tiếp tục cố gắng để vượt qua kì thi cam go này. Khi bước vào phòng thi, tôi đã làm xong hết các bài toán nhưng vẫn còn 1 bài rất khó. Nó có nằm trong đề ôn nhưng tôi đã quên mất ngay chính thời điểm quan trọng này. Tôi loay hoay mãi với tờ giấy nháp và chưa biết làm gì. Hỏi Ngọc thì nó cũng không biết làm, nó bảo tôi giở đề ra chép, vì lo sợ ảnh hưởng đến danh dự của mình tôi đã xin cô ra ngoài đi vệ sinh để lén lấy tài liệu.

Khi chuẩn bị lấy từ trong cặp ra thì tôi thấy ánh mắt của cô Thanh - giáo viên chủ nhiệm lớp tôi và cũng là người coi thi buổi hôm đó. Đôi mắt cô khi nhìn cả lớp như muốn khích lệ cho các bạn thêm động lực để làm bài, tôi biết cô rất tin tưởng tôi vì tôi là 1 học sinh khá giỏi cơ mà! Nếu bây giờ cô biết được việc làm của tôi thì cô sẽ mất niềm tin và buồn nhiều như thế nào chứ! Tôi từ từ bỏ bàn tay từ trong cặp sách ra rồi trở lại phòng thi. Còn 15 phút, tôi cố gắng làm bài với tất cả những gì nghĩ được, đến giờ thu bài tôi đã chạy sang nhiều phòng khác để hỏi cách làm của mấy đứa bạn. Chả ai làm giống ai cả! Tôi cảm thấy rất lo lắng nhưng bản thân trở nên nhẹ nhõm, thoải mái hơn...

1 tuần sau đã có điểm, nhanh hơn hẳn những năm trước. "Chắc các cô phải vất vả lắm mới chấm xong bài cho hơn 400 học sinh trong vòng 1 tuần" - Tôi nghĩ thầm. Khi trả điểm toán tôi không dám tin vào trước mắt mình là 1 con 9 với dòng lời phê: "Em làm bài tốt!". Thật sự không có gì diễn tả được cảm xúc lúc này của tôi, sự sung sướng vỡ òa và sự hồi hộp đan xen lẫn nhau. Do chưa lập luận chặt chẽ lắm nên tôi chỉ được 9 nhưng điều đó vẫn làm tôi tự hào. Sau khi trả điểm hết, tôi và đám bạn đã rủ nhau đi ăn để xõa, tất cả đều đã trải qua những cảm xúc khó tả và cũng đã đạt được điểm số mà mình mong muốn.

Bây giờ vẫn thế, tôi vẫn phải học chạy chương trình, học thêm và ôn thi, năm nay còn phải học online nữa. 

                                 "Cuộc sống giống như đang lái một chiếc xe đạp"

                                   Để giữ thăng bằng bạn phải luôn di chuyển"

                                                                                   - Albert Einstein -

Những khó khăn, thử thách chưa bao giờ dừng lại. Mỗi thành công đều phải đánh đổi bằng sự chăm chỉ, tôi vừa trải qua đợt thi giữa kì thì 5, 6 tuần nữa đã lại thi cuối kì I năm lớp 8 rồi. Áp lực không nhỏ nhưng tôi sẽ luôn tin vào chính mình, sẽ luôn hướng đến ánh mặt trời như 1 bông hoa hướng dương.

· Trả lời (12)
H24
18 tháng 10 2021 lúc 14:35

Đối với người học sinh thì thi cử là một chuyện rất đỗi bình thường đúng không nào? Ấy vậy mà Dzịt lại không nghĩ thế, không biết mọi người như nào chứ Dzịt thì cứ toàn lúc thi giữa kì thì mới bắt đầu quắn đít lên mà chạy, học nhồi học nhét, đến lúc thi thì "môn high môn pay" thì đó cũng chỉ là những ký ức của lớp 6 thoi. Mới bước chân vô ngưỡng cửa cấp 2 cũng nhiều bỡ ngỡ lắm, chưa quan dần với nếp học tập của một cấp bậc mới nên hơi lúng túng. Nhưng giờ thì khác rồi, thay vì toàn phải đợi đến giữa hk mới tập trung thì Dzịt đã học ngay từ đầu năm, như thế vừa tiện vừa tốn thời gian mà kết qủa cũng khá ô kê la nữa. Dzịt thấy là mọi người khi gần thi hay học ngày học đêm, học quên ăn quên ngủ, quên mất mọi thứ xung quanh... Dzịt cũng không đánh giá cao vấn đề nay lắm, bởi vì như thế nó sẽ khiến mình bị mất năng lượng, dễ mệt mỏi và mất cân bằng sinh hoạt nữa. Dzịt nghĩ rằng thay vì học như thế thì sao mọi người không thay đổi cách học mới nhỉ? Như Dzịt chẳng hạn. Những ngày gần thi Dzịt thường ngủ sớm dậy sớm, vẫn cân bằng lối sống sinh hoạt bình thường, chẳng cảm thấy áp lực gì cả. Vấn đề quan trọng là bạn có học nhiều hay không mà là tinh thần, tâm trạng và đầu óc bạn có đủ thoải mái hay không. Khi đầu óc, tâm trạng cảm thấy thoải mái và thư giãn thì làm việc gì cũng tốt cả! Tin Dzịt đi, trải qua bao năm "khổ công rèn luyện, tu tâm tích đức" mới lục ra được bí quyết thi như thế đó! Vậy nên, chắc trường mọi người cũng sắp thi rồi nhỉ, thế thì xin chúc tất cả mọi người có một kì thi thàh công mĩ mãn, đạt điểm cao như mong muốn nhé! Và thử cách học mới nào, biết đâu lại tạo ra sự khác biệt thì sao?! 

Thân ái!

Dzịt =))

· Trả lời (4)
LN
18 tháng 10 2021 lúc 15:03

undefinedundefinedundefined

iem thấy bài mình viết nó bị ngáo ;-;

· Trả lời (12)
TL
18 tháng 10 2021 lúc 16:33

xin chào mọi người hôm nay mình sẽ trình bày những kiến thức này mà mình đã áp dụng vô nó, mình thấy hiệu quả nên mình sẽ chia sẻ với mn

KO NÊN:

đầu tiên mình thấy rất nhiều bạn gặp phải đó là hay sợ mình bị sai cái vấn đề này thì mình đã gặp rất nhiều lúc đó mình sợ quá nên mình xem đáp án mình tưởng sai nên xóa ai ngờ hóa ra mình đùng

cái thứ 2 đó là: các bạn thường học nhiều hơn ôn cái này là trước khi thi ý là các bạn rât ít ôn bài mà bỏ qua bài mới cái vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến các bạn khi ôn thi

cái thứ 3 đó là các bạn đọc 1 lèo cái vấn đề này đó là các bạn ko đọc đi đọc lại mà các bạn đọc 1 lần cái này là các bạn chuyển qua cái khác cái đó sẽ lm cho các bạn quên rấ nhanh

cáu thứ 4 là các bạn ôn mà lúc đó các bạn đang buồn ngủ khi các bạn buồn ngủ sẽ k thu nhận kiến thức

NÊN:

theo mình các bạn phải học theo giờ khoa học như:

6 - 7 sáng: thời gian não bộ hoạt động tốt nhất

9 - 10 sáng: thích hợp cho ghi nhớ ngắn

3 - 4 chiều: ghi nhớ dài cần nhớ lâu

7 - 10 tối: ôn lại

· Trả lời (0)
TT
18 tháng 10 2021 lúc 20:50

Có ai trên đời này không sợ thi cử không? Có thể là có!

Bạn có sợ không? Bạn có dám chắc là mình không sợ không? Ngay cả khi nắm chắc kiến thức trong đầu, làm đi làm lại một dạng bài vô số lần đến nỗi nhắm mắt cũng có thể làm được, mình cũng vẫn có một chút gì đó.. sợ. Chúng ta, có lẽ đều được người khác - những người ngoài cuộc khuyên rằng - "Điểm số không quan trọng đâu, quan trọng là kiến thức kia". Thế nhưng... những người ấy, họ có dám chắc rằng, họ không quan tâm đến điểm số? Đúng vậy, điểm số cũng chỉ là những con số, thế nhưng, điểm số cũng là một cái đích để chúng ta cố gắng hơn từng ngày. Người điểm cao chưa chắc là có kiến thức, nhưng người có kiến thức điểm làm sao có thể tồi được đúng không nào? Nếu có vì một vài lý do chủ quan nào đấy thì cũng không thể nào quá khó coi được. Nhỉ?

Mình không cảm thấy mình là một người quá xuất sắc hay gì, nhưng mà từ khi nhận thức được đến giờ, điểm số của mình luôn bằng phẳng, và năm mình thi tuyển sinh 10 thì cũng được gọi là thủ khoa, tuy nhiên mình cảm thấy một số bạn trong lớp còn giỏi hơn mình. Mình không tự nhận mình giỏi hơn ai, cũng không lớn hơn ai, thế nhưng hôm nay mình ở đây để chia sẻ với mọi người một vài lời khuyên mà mình đã rút ra được sau nhiều lần thi cử. Hi vọng mọi người hoan hỉ đón nhận và góp ý nhé! 

1. Ôn bài

Cách này thực sự hiệu quả. Ví dụ thứ 3 và thứ 5 mình có môn Sử, thì tối thứ 3 mình sẽ ôn lại bài sử mà hôm đó học, và sáng thứ 5 mình sẽ ôn lại một lần nữa. Cách học này khá giống kỹ thuật lặp lại ngắt quãng (spaced repetition) nhưng tần suất ít hơn. 

2. Mở rộng bài học và đặt hỏi tại sao lại như thế

Mình có thói quen mở rộng bài học ra và liên hệ với thực tế để ghi nhớ hiệu quả và biết được nhiều hơn. Ví dụ, sáng hôm sau mình học môn Sinh thì tối hôm trước, khi soạn bài mình sẽ mở rộng hơn một tí.

Ví dụ khi mình học về cấu tạo và hoạt động của tim thì mình cũng sẽ đặt câu hỏi và tìm hiểu luôn xem liệu... van 3 lá, van 2 lá bị hẹp sẽ như thế nào? Nếu van 3 lá, van 2 lá bị hở sẽ ra sao? Hẹp van bán nguyệt sẽ gây nên những biến chứng gì? 

Có thể sau này mình sẽ không nhớ rõ ràng từng chi tiết của tim đâu, thế nhưng những biến chứng khi bị hẹp van tim mình sẽ nhớ đấy. 

3. Đối với môn tự nhiên thì phải luyện tập nhiều

Nếu bạn cảm thấy quá dư thừa, nhiều người nhai đi nhai lại nhiều lần rồi, bạn nghe, bạn muốn nhưng bạn không có đủ thời gian để làm, hoặc vì lười thì hãy thôi bao biện cho mình đi. Nếu bạn không đủ tự chủ, có thể đi học thêm, hoặc kiếm bạn học chung - có thể là bạn thân, hoặc bạn trên mạng. Mình khá may mắn khi cấp 2 được chọn vào đội tuyển HSG Toán, lúc ấy mình làm bài tập rất nhiều, một buổi học bồi dưỡng chỉ có 4 tiết nhưng cô dành trọn 3 tiết để bọn mình chép thêm đề về nhà làm, bên cạnh tài liệu photo. Trước đấy mình cũng nghĩ mình không tới nỗi nào, nhưng mà càng đi sâu vào mình càng cảm thấy, bản thân mình chả biết gì cả, như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông vậy. 

Và, làm đề cũng gây nghiện đấy!!! 

4. Học từ đam mê

Học từ những gì bản thân yêu thích. Nếu bạn muốn học tiếng anh nhưng lại thích đọc truyện thì đọc truyện bằng tiếng anh, nâng cao hơn một xíu thì có thể dịch truyện, truyện chữ, manga chẳng hạn, và có lương nữa đấy. 

5. Học một cách từ từ, không nôn nóng đốt cháy giai đoạn

Giống như kiểu chưa biết đi mà đã tập chạy, chưa biết cộng mà đã đòi làm tính nhân vậy. Chưa nắm chắc kiến thức nền tảng mà đã muốn làm bài nâng cao rồi. Bài tập khó nó chỉ là sự kết hợp của nhiều bài tập dễ mà thôi, nếu chưa nhuần nhuyễn bài tập dễ, thì bài tập nâng cao như sao trên trời vậy, có đọc đáp án cũng không hiểu. 

6. Kiểm tra lại bài, kiểm tra lại bài, kiểm tra lại bài

Có nhiều bạn học rất giỏi, bài nào cũng biết làm. Thế nhưng chẳng bao giờ được 10 tròn cả. Là do cẩu thả cả thôi. Hầu như ai cũng thế, không sai chỗ nào ấy là không chịu được. 

Mình cũng thế rất nhiều lần. Mình bị mất điểm trắc nghiệm khi không để ý kĩ dấu vector, rồi thì 15 nhân 4 bằng 80 chẳng hạn, còn kiểu định để cuối giờ suy nghĩ kĩ hẵng khoanh nữa, nhưng mà tin mình đi, cuối giờ thế nào bạn cũng khoanh lụi thôi, hoặc là... quên luôn. 

Hi vọng là những kinh nghiệm nho nhỏ của mình sẽ giúp được mọi người một chút gì đó. 

Và hãy nhớ là mọi thứ phải tự mình làm, đừng trông chờ vào ai hết nhé. Người đã hứa sẽ chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra họ cũng phải làm bài, gặp bài khó họ cũng phải suy nghĩ, không có gì là chắc chắn cả, chắc chắn chỉ có bản thân mình. 

Chúc mọi người buổi tối vui vẻ. 

 

· Trả lời (3)
Xem thêm bình luận...