Đặt điện áp u = U0cos(ωt + φ) (U0 không đổi, tần số góc ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Điều chỉnh ω = ω1 thì đoạn mạch có tính cảm kháng, cường độ dòng điện hiệu dụng và hệ số công suất của đoạn mạch lần lượt là I1 và k1. Sau đó, tăng tần số góc đến giá trị ω = ω2 thì cường độ dòng điện hiệu dụng và hệ số công suất của đoạn mạch lần lượt là I2 và k2. Khi đó ta có
I2 > I1 và k2 > k1. I2 > I1 và k2 < k1. I2 < I1 và k2 < k1. I2 < I1 và k2 > k1. Hướng dẫn giải:Do mạch đang có tính cảm kháng nên u sớm pha hơn i.
Khi tăng tần số góc ω thì ZL tăng, ZC giảm nên độ lệch pha giữa u và i tăng.
φ tăng → cosφ giảm → k2 < k1
Mà cosφ = R/Z giảm suy ra Z tăng. Có I = U/Z, nên I giảm → I2 < I1