Lặng lẽ Sa Pa -Nguyễn Thành Long

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung văn bản

1. Tác giả

Nguyễn Thành Long (1925 - 1991)

- Nhà văn Nguyễn Thành Long có bút danh là Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.

- Quê quán: huyện Duy Xuyên, tỉnh Hà Nam.

- Ngoài truyện, bút ký, ông còn làm thơ, viết phê bình văn học.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Tác phẩm được viết nhân chuyến đi công tác Lào Cai (1970) trong tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: (từ đầu đến “kìa anh ta kìa”): Giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ.

- Phần 2: (tiếp đến “không có vật gì như thế”): Diễn biến cuộc gặp gỡ.

- Phần 3: còn lại: Cuộc chia tay cảm động giữa anh thanh niên và đoàn khách.

c. Cốt truyện

- Cốt truyện: đơn giản với một tình huống độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên và đoàn khách.

- Cuộc gặp gỡ tình cờ, thuận lợi cho việc giới thiệu nhân vật chính là anh thanh niên, anh thanh niên được hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác.

@91692@@91694@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nhân vật anh thanh niên

- Anh sống một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa.

- Công việc của anh là "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.

- Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người - một hoàn cảnh thật đặc biệt.

- Điều đã giúp anh vượt qua hoàn cảnh đó:

+ Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Khi được biết là một lần phát hiện một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấy mình "thật hạnh phúc".

+ Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: "...khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất".

+ Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh còn một nguồn vui khác nữa ngoài công việc, đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện.

+ Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: nào trồng hoa, nào nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ.

- Anh thanh niên ấy có những nét tính cách, phẩm chất rất đáng mến: sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. 

- Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt thành giới thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét).

=> Chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảng khắc của truyện, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

@91695@@91696@@91697@

2. Những nhân vật khác

a. Nhân vật xuất hiện trực tiếp

*Bác lái xe:

- Là người sôi nổi có nhiều năm công tác, có nhiều kinh nghiệm.

- Góp phần làm nổi bật nhân vật chính.

- 32 năm chạy xe trên tuyến đường hiểm trở, hiểu tường tận Sa Pa.

- Qua lời kể của bác lái xe, cô gái và người đọc hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của anh thanh niên.

*Nhân vật ông họa sĩ già:

- Là một người từng trải cuộc sống và am hiểu nghệ thuật; lời nói, cử chỉ, thái độ của ông làm cho nhân vật chính hiện ra rõ nét hơn, đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật. Ong còn là một người nhạy cảm, thâm trầm và sâu sắc.

- Ngay phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động bối rối vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết.

- Ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa. Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông họa sĩ bỗng thấy như "nhọc quá" vì những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Chi tiết này giúp cho nhân vật chính hiện lên rõ nét hơn.

-> Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và những điều khác nữa ( ví dụ về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó, về mảnh đất Sa Pa,...) được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.

*Cô kỹ sư trẻ:

- Một kỹ sư trẻ vừa mới ra trường, xung phong lên miền núi heo hút công tác.

- Hồn nhiên, ý tứ, kín đáo.

- Tìm thấy lẽ sống, hướng đi cho mình.

- Bó hoa tinh thần, sự háo hức và mơ mộng.

- Những thu lượm bổ ích phong phú tươi non về nhận thức, tâm hồn, hiểu con đường cô đang đi tới, yên tâm và vững tin vào quyết định cô đã lựa chọn.

- Sức tỏa sáng của nhân vật chính (anh thanh niên) giúp cô có sức mạnh, vững tin hơn, bước tiếp con đường mình đã chọn.

b. Nhân vật gián tiếp

*Ông kỹ sư vườn rau:

- Ngày này sang ngày khác rình xem ong thụ phấn cho su hào như thế nào để cứ thế đi thụ phấn cho từng cây su hào cho củ ngọt hơn, to hơn.

- Anh cán bộ nghiên cứu sét "Mười một năm không một ngày xa cơ quan, không đi đến đâu mà tìm vợ".

- Họ đang ngày đêm lao động miệt mài, cống hiến thầm lặng, hy sinh cả tuổi trẻ hạnh phúc cá nhân, góp phần xây dựng đất nước.

- Đằng sau cái sự lặng lẽ của Sa Pa là sự sôi động của những con người lao động mới đang ngày đêm thầm lặng cống hiến, xây dựng tổ quốc, một cách sôi động.

=> Sự từ chối làm mẫu vẽ của anh thanh niên đã mở ra trước mắt người đọc cả một đội những con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cuộc đời mình để xây dựng tổ quốc. Sa Pa lặng lẽ cũng như họ vậy, luôn thầm lặng làm công việc của mình mà không hề sợ khó, sợ khổ, sợ cô đơn. Bởi vì trong họ luôn có một sự sống động của đức hi sinh, của lòng yêu nghề, yêu cuộc sống lao động và những thành quả mà mình làm ra vì nó góp phần xây dựng đất nước. Họ đều được gọi chung chung bằng danh từ chung chứ không ai có tên cả. Họ là những con người giản dị, không tên, không tuổi, hi sinh và cống hiến một cách thầm lặng.

@91698@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

-Truyện có nhiều chi tiết thực.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nội tâm nhân vật.

- Khắc họa rõ nét tính cách của nhân vật:

+ Qua lời nói, cử chỉ.

+ Qua việc làm.

+ Qua thái độ với mọi người.

+ Qua các việc khác.

- Chất trữ tình: 

+ Từ phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người nghệ sĩ già,.

+ Từ cuộc gặp gỡ tình cờ.

+ Từ nét đẹp giản dị rất đáng mến của anh thanh niên.

2. Nội dung

Ca ngợi nét sông đẹp của người lao động mới: cống hiến cho đời một cách âm thầm, lặng lẽ, những con người có lý tưởng sống đẹp chấp nhận vị trí công tác khó khăn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng thời qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân thành đối với con người.

@91699@@91700@