Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTrả lời:
Phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương rất độc đáo, tinh tế.
- Vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất hội họa: "Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào"
+ Vẻ đẹp hài hòa, toàn bích: "từ đường nét đến ánh sáng… bóp thắt vào".
+ Cảm nhận và đánh giá của Phùng: "cảnh “đắt” trời cho, vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh…"
+ Tâm trạng và thức nhận của Phùng: xúc động tột độ ("bối rối", "trái tim như có cái gì bóp thắt vào"), khám phá thấy chân lý của sự toàn thiện, cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn, cái đẹp chính là đạo đức; tận hưởng niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn.
=> Phát hiện tuyệt vời về cái đẹp khiến Phùng có được những rung động, khám phá sâu sắc trong tâm hồn nghệ sĩ
Trả lời:
Phát hiện đầy nghịch lý: bức tranh cảnh bạo lực gia đình đối lập với bức tranh thiên nhiên:
- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ là hình ảnh đối lập hoàn toàn
+ Một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu,
+ Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải tỏa những uất ức, khổ đau...
=> Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp "toàn bích, toàn thiện" mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.
- Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lý và thô bạo, Phùng đã "kinh ngạc đến mức, trong mây phút đầu... vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy ào tới". Hành động đó nói lên nhiều điều.
Trả lời:
- Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời
+ Giúp những người như Phùng, như Đẩu hiểu rõ nguyên do của những điều tưởng như vô lý.
+ Nhìn bề ngoài, đó là người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị đánh đập... mà vẫn quyết gắn bó với lão chồng vũ phu.
=> Tất cả đều xuất phát từ tình thương vô bờ đối với những đứa con. Trong đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi...
=> Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.
Trả lời:
* Người đàn bà
- Tên gọi: tác giả gọi một các phiếm định "Người đàn bà",
- Ngoại hình: ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi"; người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.
- Số phận: Bà thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu lên một tiếng, không chống trả, không trốn chạy. "Tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài"... Một sự cam chịu đáng chia sẻ, cảm thông.
* Người đàn ông:
- Cuộc sống đói nghèo, lam lũ đã biến "anh con trai" cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu.
- Ngoại hình: lão đàn ông "mái tóc tổ quạ", "chân chữ bát", "hai con mắt đầy vẻ độc dữ"
=> Vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình.
* Chị em thằng Phác
- Bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở trong hoàn cảnh ấy.
+ Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em việc trái luân thường đạo lý. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến tòa án huyện.
+ Thằng Phác thương mẹ theo kiểu của một cậu bé con còn nhỏ, theo cách một đứa con trai vùng biển. Nó "lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lấy đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”, "nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh".
=> Nạn nhân khi phải chứng kiển cảnh bạo lực gia đình
* Nhiếp ảnh Phùng:
- Người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm
- Vốn là người lính thường vào sinh ra tử. Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng.
- Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền và biển lúc bình minh.
=> Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xấu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên biển. Hơn bao giờ hết, Phùng hiểu rõ: trước khi một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
Trả lời:
Cách xây dựng cốt truyện độc đáo:
- Tạo ra tình huống bất ngờ: Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt của người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo - thơ mộng của thuyền và biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền "thơ mộng".
- Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng "đòn chồng", Phùng còn được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha đối với mẹ. Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.
- Qua cuộc trò chuyện với người đàn bà hàng chài anh hiểu sâu sắc hơn về nguyên nhân của sự cam chịu của người đàn bà ấy
=> Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây đựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thứ thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.