Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác Đề bài : Suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao xưa
Bài làm
Mỗi người chúng ta lớn lên trong những câu ca của mẹ của bà, được tắm táp trong những làn điệu dân ca mượt mà nhưng chất chứa cảm xúc của người xưa. Ca dao dân ca luôn là mạch nguồn tình cảm vô tận mà con người gửi gắm vào trong đó. Qua những lời mẹ hát, chúng ta cảm nhận được số phận của người phụ nữ với nhiều phẩm chất vừa đáng thương, vừa đáng quý.
Có thể nói ca dao là nơi khơi nguồn tình cảm, làm cho cảm xúc trong trái tim trỗi dậy. Và người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở cho người sang tác. Dù ở thời đại nào thì người phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng. Nhưng ở thời đại phong kiến xưa, chế độ “trọng nam khinh nữ” còn ngự trị thì người phụ nữ bị coi rẻ, bị xã hội chèn ép, đè nén. Thân phận và cuộc đời của họ không thể kể hết trong mấy câu, mấy lời. Bởi nó đã được kể trong hàng nghìn câu ca dao, dân ca. Người xưa đã mượn những lời ca để vẽ lên một bức tranh nhiều màu sắc về phụ nữ Việt Nam thời đó.
Hẳn rằng chúng ta đã bắt gặp những câu hát:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống giếng hạt ra ruộng cày
…
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Chỉ với cụm từ « thân em » đã gợi nhắc đến sự cô độc, lẻ loi, không được coi trọng. Phận con gái mỏng manh, yếu đuối, không được nâng niu trân trọng. Xã hội coi rẻ người phụ nữ, coi họ như những món hàng, thích thì « mua « , không thích thì lại « bán ». Sự bạc bẽo đến tái tê lòng đó khiến cho người phụ nữ chạnh lòng nhưng cũng không biết làm thế nào, đành cam chịu và chấp nhận số phận đó.
Thân phận của những người phụ nữ đi lấy chồng xa còn khắc nghiệt và chua xót :
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Trăm bề đều là nỗi đau, là nỗi nhớ. Sống trong cảnh xa nhà, theo chồng nơi phương xa, người phụ nữ không biết giãi bày tâm sự cùng với ai. Với quan niệm « Xuất giá tòng phu » nên người phụ nữ chỉ biết câm lặng sống bên chồng, vì chồng mà chôn vùi tuổi xuân, chôn vùi đi nỗi nhớ mẹ, nhớ nhà vào sâu trong trái tim mình. Chỉ biết đau đáu nhìn về quê mẹ mà đau, mà xót. Bởi rằng kêu ai ai thấu, gọi ai ai thưa.
Chúng ta bắt gặp người phụ nữ trong bài ca dao « Con cò »
Con cò mà đi ăn đêm
Dậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ong ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Dừng xáo nước đục đau lòng cò con
Đây là tấm lòng của người mẹ người quanh năm bôn ba, lặn lộn vất vả vì con. Chăng may gặp chuyện chẳng lành nên người mẹ kêu gào thảm thiết, rằng có khổ có vất vả tới đâu thì vẫn nguyện hi sinh vì chồng vì con. Đó là những con người đáng trân trọng, đáng quý trong xã hội phong kiến. Họ vẫn âm thầm và lăng lẽ hi sinh đời mình vì con cái, vì gia đình nhiều như thế. Tấm lòng của họ trong thiên hạ thật đáng quý.
Mỗi câu ca dao, dân ca viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến đều khiến cho người đọc chua xót và cảm thông. Họ là những người thấp cổ bé họng trong thiên hạ, chịu thương, chịu khó, nhọc nhằn vất vả nhưng vẫn giữ được tấm lòng son với chồng, giữ đạo làm me với con. Họ khổ, họ nghèo nhưng trái tim có sáng, tấm lòng họ trong. Đó là những con người đáng nhẽ ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, nhưng cuộc sống khắc nghiêt, xã hội khắc nghiệt.
Ca dao dân là mềm mại, mượt mà là nơi làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt. Họ đáng đươc sống sung sướng và hạnh phúc. Họ là những tượng đài bất diệt vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Họ là vợ, là mẹ, là chị, là bà.