Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 13 tháng 4 2021 lúc 18:38. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTRƯỜNG THPT BẢO LỘC ĐỀ 3: ÔN THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019-2020
TỔ NGỮ VĂN MÔN THI: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1: (2đ)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:
“ Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa, không hề phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “ sát thủ” trên đường phố (…) Tiếc thay đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEF năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15- 19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Lực lượng ấy lẽ ra phải gánh hết trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và đem lại sự phồn vinh cho gia đình và xã hội.
Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng Việt Nam mến khách thì mỗi người hãy tự điều chỉnh chính mình, trước hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khác bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông. Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “ những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang đi trên đường phố!
( Võ Thị Hảo, báo điện tử VietNamnet, ngày 12- 12- 2006)
a. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 đ)
b. Theo tác giả, sự “tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước” là do yếu tố nào? ( 0,75đ)
c. Cụm từ “Những lưỡi hái tử thần” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng? (0,75đ)
Câu ( 2 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy) trình bày suy nghĩ của anh( chị) về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông?
Câu 3: (5đ)
Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè”- Nguyễn Trãi để làm rõ vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè” và tâm hồn tác giả.
.......... Hết .............
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:............................................. ; SBD: ..............................................................
Chữ ký GT 1 :................................................. Chữ ký GT 2: .................................................
ĐÁP ÁN ĐỀ 3
Cấu 1 | a. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Tác dụng: Cách nói hình ảnh chỉ những người vi phạm an toàn giao thông, nhấn mạnh về hậu quả của hành vi vi phạm an toàn giao thông. | 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ |
Câu 2 | Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy) trình bày suy nghĩ của anh( chị) về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông? a.Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh nắm được kĩ năng viết đoạn văn nghị luận không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, thuyết phục. Có thể có các ý sau: + Câu mở đoạn + Tuổi trẻ chính là học sinh, thanh niên- những người có sức khỏe, trí lực, có những nhận thức và hành động đúng đắn. + Hiểu biết về luật giao thông + Tham gia giao thông có văn hóa, nói “ không” với những vi phạm an toàn giao thông. Mạnh dạn tố cáo những hành vi vi phạm an toàn giao thông + Tuyên truyền với bạn bè, người thân, cộng đồng về an toàn giao thông .Chung tay hành động vì an toàn giao thông. Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đảm bảo đuơc yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Nếu sai cấu trúc: trừ 0,5đ. | 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,75đ 0,75đ 0,25đ |
Câu 3 | Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè”- Nguyễn Trãi để làm rõ vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè và tâm hồn tác giả. a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Hs có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, luận đề. - Thân bài: +Bức tranh thiên nhiên ngày hè: khai thác màu sắc, âm thanh, thời gian, động từ biểu thị sức sống; cách ngắt nhịp; phép đối; sự cảm nhận bằng nhiều giác quan… -> Khái quát vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè (đặc trưng cho mùa hè ,tràn trề sinh lực từ mọi góc nhìn, hài hòa theo quy luật hội họa, được cảm nhận bằng nhiều giác quan,) + Bức tranh tâm hồn : Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, yêu đời qua bức tranh cảnh ngày hè; Thương dân, yêu nước: điển tích Ngu Cầm, ước mong cuộc sống no đủ, thái bình cho muôn dân -> tư tưởng nhân văn cao đẹp. +Nghệ thuật: sáng tạo trong thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, sử dụng thành công phép đối và các từ láy, hình ảnh thơ giản dị-sống động... -Kết bài Khẳng định lại luận đề. Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đảm bảo đuơc yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. | (0,5đ) (2đ) (1,5đ) (0,5đ) (0,5đ) |
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (13 tháng 4 2021 lúc 18:38) | 0 lượt thích |