Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácNội dung: Bản vẽ chi tiết thể hiện qua:
Hình dạng
Kích thước
Yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
Khung tên
Công dụng: bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết
Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:
Để lập một bản vẽ chi tiết trước hết phải cần tìm hiểu, đọc các tài liệu có liên quan để hiểu rõ công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
Trên cơ sở phân tích hình dạng, kết cấu chi tiết, ta chọn phương án biểu diễn như hình chiếu, mặt cắt, hình cắt…sau đó chọn khổ giấy, tỉ lệ bản vẽ và vẽ theo một trình tự nhất định.
Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên
Bố trí các hình biểu diễn trên bản vẽ bằng các đường trục và đường bao hình biểu diễn.
Bước 2: Vẽ mờ.
Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài và phần bên trong của các bộ phận, vẽ hình cắt và mặt cắt…
Bước 3: Tô đậm.
Kiểm tra, sửa chữa sai sót, tẩy xóa những nét không cần thiết, kí hiệu vật liệu, ghi kích thước và tô đậm.
Bước 4: Ghi chữ, kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.
Ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên…Kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.
Bản vẽ lắp thể hiện:
Hình dạng
Kích thước
Bảng kê
Khung tên
Các chi tiết được tháo ra:
Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.
Bản vẽ lắp bộ giá đỡ gồm:
Tấm đỡ: 1
Giá đỡ: 2
Vít M6 x 24
Bản vẽ lắp của bộ giá đỡ (Hình 9.4)
Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:
Bộ giá đỡ gồm những chi tiết nào? Số lượng là bao nhiêu?
Bộ giá đỡ gồm các chi tiết:
Vít M6.24: 4 chiếc
Giá đỡ: 2 chiếc
Tấm đỡ: 1 chiếc
Cách tháo lắp các chi tiết của bộ giá đỡ như thế nào ?
Cách tháo theo thứ tự: vít - giá đỡ - tấm đỡ
Cách lắp theo thứ tự: tấm đỡ - giá đỡ - vít
Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
Biết được nội dung chính của bản vẽ cơ khí và bản vẽ lắp.
Biết cách lập bản vẽ chi tiết.