Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Trái Đất, liên quan chặt chẽ đến sự hình thành hệ mặt trời
- Dưới tác dụng của lực hấp dẫn trong vũ trụ, và trước hết là của mặt trời, khí và bụi chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo elip và dần hình thành các hành tinh (trong đó có Trái Đất)
- Cuối thời kì vật chất ngưng tụ, quá trình tăng nhiệt ở Trái Đất diễn ra, dẫn đến sự nóng chảy của các vật chất bên trong và sắp xếp thành các lớp.
- Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp đồng tâm: Vỏ, lớp manti và nhân
- Vỏ Trái Đất có độ dày từ 5 (đại dương) -70 km (lục địa)
- Vỏ Trái Đất chia thành 2 kiểu chính là vỏ lục địa và vỏ đại dương
- Cấu trúc vỏ Trái Đất:
+ Trên cùng là đá trầm tích: do các vật liệu vụn nhỏ nén chặt tạo thành, không liên tục và có độ dày không đều
+ Tầng granit: gồm các loại đá nhẹ. Vỏ lục địa cấu tạo chủ yếu bằng đá granit
+ Tầng badan: gồm các loại đá nặng hơn. Vỏ dại dương cấu tạo chủ yếu bằng đá badan
+ Ranh giới giữa vỏ trái đất và lớp manti gọi là mặt mô – hô
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi khoáng vật và đá
- Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hóa học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả của quá trình địa chất
- Đá là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật, là bộ phận chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm
+ Đá mắc ma (đá granit, đá badan…): Hình thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy
+ Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch…): Hình thành trong các vũng trùng, do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ
+ Đá biến chất (đá gơ nai, đá mắc ma, đá phiến…): Hình thành đá mắc ma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt và áp suất