Bài 29. Cấu trúc các loại virut

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

Bài 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT

 

I. Cấu tạo

1. Khái niệm

Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ và có cấu tạo rất đơn giản.

2. Cấu tạo chung

Gồm 2 thành phần cơ bản:

- Lõi axit nuclêic (bộ gen): ADN hoặc ARN, chuỗi đơn hay chuỗi kép.

- Vỏ prôtêin (capsit) bao bọc bên ngoài, nó được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin là capsôme. Một số virus còn có thêm vỏ ngoài (là lớp Lipit kép & prôtêin, trên mặt vỏ có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên giúp Virus bám trên bề mặt tế bào). Virus không có vỏ ngoài gọi là virus trần..

3. Đặc điểm sống

Sống ký sinh nội bào bắt buộc và chỉ nhân lên được trong tế bào sống.

4. Phân loại.

Virus được phân loại chủ yếu dựa vào loại axit nuclêic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài. Có 2 nhóm lớn: Virus ADN & Virus ARN.

 

II. Hình thái

1. Cấu trúc xoắn

Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic làm cho VR có hình que, sợi (VR khảm thuốc lá, bệnh dại), hình cầu (sởi, quai bị, cúm).

2. Cấu trúc khối

Capsome sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (virut bại liệt).

3. Cấu trúc hỗn hợp

Phagơ kí sinh ở vi khuẩn hay còn gọi là thể ăn khuẩn. Có cấu trúc giống con nòng nọc. Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gần với đuôi có cấu trúc xoắn.

 

 

Khách