Bài 28: Khai thác rừng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Bài 28: Khai thác rừng

Tóm tắt lý thuyết

I. Khai thác rừng là gì?

  • Khai thác rừng là thu hoạch lâm sản nhưng đồng thời phải đảm bảo điều kiện phục hồi rừng.

II. Các loại khai thác rừng

1. Khai thác trắng

  • Khai thác trắng là chặt toàn bộ cây rừng trong một mùa chặt sau đó trồng lại rừng.

Khai thác rừng

2. Khai thác dần

  • Khai thác dần là chặt toàn bộ cây rừng trong 3-4 lần khai thác, kéo dài thời gian chặt hạ từ 5-10 năm.

Khai thác rừng

3. Khai thác chọn

  • Khai thác chọn: là chọn cây để khai thác không hạn chế thời gian chặt hạ.

Khai thác rừng

Loại khai thác rừng Các đặc điểm chủ yếu
  Lượng cây chặt hạ Số lần chặt hạ Thời gian chặt hạ Cách phục hồi rừng
Khai thác trắng Toàn bộ cây rừng 1 lần Trong 1 mùa khai thác Trồng rừng
Khai thác dần Toàn bộ cây rừng 3-4 lần chặt 5-10 năm Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên
Khai thác chọn Chọn chặt một số cây theo yêu cầu Kéo dài Kéo dài Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên

III. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam

1. Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng

2. Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế

3. Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng.

Khai thác rừng

IV. Phục hồi rừng sau khai thác

1. Rừng đã khai thác trắng

Khai thác rừng

Rừng đã khai thác trắng.

  • Trồng rừng theo h­ướng nông- lâm kết hợp

Khai thác rừng

Rừng được trồng mới sau khai thác trắng

2. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn

  • Phải thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi

Khai thác rừng

Rừng tái sinh tự nhiên sau khai thác dần và khai thác chọn

 

Loại khai thác Tình hình rừng sau khai thác Biện pháp phục hồi rừng sau khai thác
Khai thác trắng - Cây gỗ không còn, cây tái sinh không nhiều. Cây hoang dại phát triển.
- Đất bị bào mòn, rửa trôi.
- Rừng tự phục hồi khó khăn.
Trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.
Khai thác dần và khai thác chọn - Cây gieo trồng, cây con tái sinh còn nhiều.
- Đất vẫn được tán rừng che phủ.
- Rừng có khả năng tự phục hồi.
Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để tự phục hồi.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Em cho biết các loại khai thác rừng có những điểm nào giống nhau và khác nhau? 

Hướng dẫn giải

  • Giống nhau: Đều là khai thác rừng.

  • Khác nhau: Lượng cây chặt hạ, thời gian chặt hạ, cách phục hồi rừng:

    • Loại khai thác rừng

    • Lượng cây chặt hạ

    • Thời gian chặt hạ

    • Cách phục hồi rừng

  • Khai thác trắng

    • Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần

    • Trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm)

    • Trồng rừng

  • Khai thác dần

    • Chặt toàn bộ cây rừng trong 3- 4 lần khai thác

    • Kéo dài từ 5- 10 năm

    • Rừng tự phục hồi bang tái sinh tự nhiên

  • Khai thác chọn

    • Chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém, giữ lại cây còn non cây gỗ tốt và cây có sức sống mạnh

    • Không hạn chế thời gian

    • Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tụ nhiên

Bài 2:

Khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam phải tuân theo các điều kiện nào? 

Hướng dẫn giải

  • Chỉ được khai thác chọn , không được khai thác trắng.

  • Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.

  • Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ rừng khai thác.

Bài 3:

Dùng các biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác rừng? 

Hướng dẫn giải

  • Biện pháp phục hồi rừng sau khai thác:

    • Khai thác trắng: phục hồi lại rừng bằng cách trồng rừng theo hướng nông-lâm kết hợp.

    • Khai thác dần và khai thác chọn: phục hồi lại rừng bằng cách thúc đẩy tái sinh tự nhiên của rừng tụ phục hồi.

Lời kết

Sau khi học xong bài Khai thác rừng, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Biết được các loại khai thác rừng và đặc điểm từng loại khai thác.

  • Hiểu được các điều kiện khai thác gỗ rừng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

  • Trình bày được các biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác.