Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
HK
8 tháng 12 2021 lúc 19:33

Tình cảm thương cháu của người bà chỉ mong cháu mình sau này sẽ xinh đẹp

- em đã từng bị ông bà mắng

-lời mắng của ông,bà  là lời mắng yêu chỉ muốn cháu mình sau này lớn lên sẽ đẹp,cháu mình ngoan hơn và muốn cháu nên người....

Bình luận (1)
CN
Xem chi tiết
LR
13 tháng 1 2018 lúc 21:37

Bà ơi cháu yêu bà rất nhiều lắm , bà đã dạy cho em những đức tính quý báu của con người , giúp em học tập ngày một giỏi. Em hứa sẽ học tập thật giỏi để xứng đáng với công ơn dưỡng dục của bà, em mong bà sẽ sống mãi mãi bên em 🤗🤗🤗🤗🤗🤗

Bình luận (0)
TV
13 tháng 1 2018 lúc 21:40

Quả đúng như câu hát ''Bà ơi bà;cháu yêu bà lắm'' em rất yêu thương và kính trọng bà của mình.Em hứa sẽ học thật tốt để làm bà vui.Em yêu bà em nhiều lắm.

                    Cái kết bài này minkf đc 10 điểm đó

Bình luận (0)
SK
13 tháng 1 2018 lúc 21:56

Bà - Chỉ một tiếng gọi giản dị thế thôi, dễ gọi lắm, dễ lắm, quá dễ luôn ý nhưng tại sao tôi lại không thể gọi được, tại sao ? Chẳng lẽ tôi không biết đọc hay không biết đánh vần tiếng "bà" để gọi, không, chắc chắn không phải mà chỉ là, giờ đây, nếu tôi có gọi thì bà cũng chẳng nghe tôi nói, bà có còn ở trần gian này với tôi nữa đâu mà gọi. Tôi cảm thấy tự hào khi có bà bên cạnh, cảm thấy hối hận khi những lần không nghe lời bà, tôi yêu, yêu bà nhiều lắm ! Dù bà ở phương trời nào nhưng chắc bà cũng biết được tình cảm của cháu dành cho bà, cháu mong vậy ! Bài hát "Cháu yêu bà" sẽ mãi là góc nhỏ của tâm hồn tôi - nơi mà để tôi nhớ đến bà, nơi mà làm tôi đau nhói con tim khi nhìn lại quá khứ, tôi đã thật sai khi không nói được với bà "Cháu yêu bà" khi bà còn sống. Giờ đây, tôi chỉ ước bà sống lại và lại cùng tôi vui chơi, cháu yêu bà, cháu nhờ bà !

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
KN
4 tháng 1 2018 lúc 19:21
Đó là sự nhân hóa hiện tượng mặt trời mọc và mặt trời lặn. Bài hát này viết về người mẹ miền núi vừa lao động vừa dạy học (chắc lớp xóa mù cho người lớn) và một cô bé miền núi. Lời bài hát diễn tả một ngày sinh hoạt vừa trong sáng vừa đáng yêu.
Bình luận (0)
HB
4 tháng 1 2018 lúc 19:20

- Hình ảnh " Ông mặt trời thức dậy và "ông mặt trời đi ngủ" gợi cho ta sự liên tưởng đến đời sống của mọi người và nhiều loài động vật : Sáng thức dậy, tối đi ngủ. " Mặt trời thức dậy", một ngày mới bắt đầu, là lúc vạn vật như bình tĩnh sau một đêm dài, " Mặt trời đi ngủ" là lúc màn đêm buông dần xuống, mọi vật chìm trong bóng tối. Đây là cách nói "nhân hóa" hiện tượng tự nhiên.

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
PG
9 tháng 5 2022 lúc 22:15

a) Sự quan tâm, chăm sóc của ông bà đối với G là sự quan tâm thái quá. Làm như vậy sẽ khiến G chỉ biết đến việc học mà không biết kỹ năng sống.

b) Nếu em là G, em sẽ nói cho ông bà hiểu, cố gắng học tập thật tốt và giúp đỡ ông bà những việc vừa sức của  mình vào thời gian rảnh

Bình luận (0)
H24
9 tháng 5 2022 lúc 22:17

a) Theo em sự quan tâm, yêu thương của ông bà dành cho G là chưa đúng cách vì nếu chỉ học mà không làm việc thì kĩ năng sống của G sẽ rất kém và sau này sẽ khó tự lập.

b) Nếu em là G, em sẽ nói với ông bà rằng em muốn học các việc như nấu ăn, rửa bát, quét nhà, ... để giúp đỡ ông bà và cải thiện tính tự lập.

Bình luận (0)
H24
9 tháng 5 2022 lúc 22:17

a.Ông bà đối với G rất quan tâm ,chăm sóc  tuy nhiên quan tâm quá mức sẽ làm cho G hư 

b,nếu em là G em sẽ giải thích cho ông bà đừng chiều chuộng mik quá mức mà đối xử bình thường

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
8 tháng 2 2022 lúc 22:26

ai bt 

Bình luận (1)
DN
9 tháng 2 2022 lúc 8:00

????

 

 

Bình luận (0)
AN
9 tháng 2 2022 lúc 10:19

bà mặt trời đang ở chỗ bà mặt trời đang ở

Bình luận (0)
SC
Xem chi tiết
PT
15 tháng 11 2016 lúc 5:33
Tiếng Gà Trưa Xuân Quỳnh
Bài thơ "Tiếng gà trưa " đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả."Tiếng gà trưa" đuợc viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi , bình dị trong bài vẫn đựơc nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa 1 cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo ,chân thực của mình.Mở đầu bài thơ :
"Trên đừong hành quân xa
......Tiếng gà ai nhảy ổ
......Nghe gọi về tuổi thơ"
Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng,không gian tĩnh mạch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ . những ngày tháng được sống bên ngừơi bà yêu dấu của anh chiến sĩ.
"Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng."
Thật thú vị trứơc hình ảnh chị gà mái mơ,mái vàng đựơc tả trong đoạn thơ thứ hai.Những chị gà mái đã trở thành 1 trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ .Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đọan thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó,cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
"Có tiếng gà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
......lòng dại thơ lo lắng"
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !
"Dành từng quả chắt chiu
.....cháu được quần áo mới"
Yêu bà,anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ quê hương,bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương :
"Cháu chiến đấu hôm nay
.....bà ơi!cũng vì bà"
Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chức một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu".Chính những kỉ niệm thuở bé đựoc sống bên bà, được bà thương yêu đã là 1 động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc,quê hương.Qua đó,nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nứơc trong bài thơ với những hình ảnh tửơng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp  
Bình luận (0)
PT
15 tháng 11 2016 lúc 10:39

Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng của một trái tim phụ nữ đa cảm. Không da diết, khắc khoải như những sáng tác về tình yêu, trong giây phút hướng về tình cảm gia đình gần gũi, như tình mẹ con, tình bà cháu,… tiếng thơ Xuân Quỳnh thường cất lên với giọng trong trẻo nhưng vẫn thể hiện nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu thương. Tiếng gà trưa là một bài thơ như vậy.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.
Có giọng bà vang vọng:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.
Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

Bình luận (1)
TP
15 tháng 11 2016 lúc 11:22

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng. Bài thơ Tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ thể hiện tình cảm gần gũi, bình dị trong cuộc sống của người chiến sỹ. Đó là những rung cảm của một trái tim yêu nước, yêu gia đình và yêu người thân thắm thiết. Tình yêu ấy luôn vang vọng trong tâm hồn người lính xa nhà, dù bất cứ lúc nào.

Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng gà trưa:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
"Cục...cục tác cụ ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tiếng gà nhảy ổ ban trưa ấy đã cất lên nơi xóm nhỏ. Nó là hình ảnh quê hương đang in đậm trong tâm hồn người chiến sĩ xa nhà. Cả một hồi ức kỉ niệm tuổi thơ hiện về trong tâm trí họ. Một chặng đường bắn bó với quê nhà với những hình ảnh thân thương:

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng,
Lông óng như màu nắng.

Cùng với cảnh vật quê nhà, hình ảnh người bà hiện lên thật xúc động. Bà lúc nào cũng chắt chiu dành dụm để chăm lo cho cháu. Bà săm soi từng quả trứng, chăm sóc từng con gà, mong gà chóng lớn để cháu có được quần áo mới sau mỗi năm bán gà. Ôi! Lòng bà thật bao la. Người đã "Lận đận biết mấy nắng mưa" để mang lại hạnh phúc cho cháu, nhen nhóm trong lòng đứa cháu yêu của mình một tình cảm sâu sắc: Tình yêu Tổ quốc bao la, tình yêu gia đình đằm thắm. Cháu chẳng bao giờ quên hạnh phúc mà bà đem đến, cháu lớn khôn trong vòng tay thương yêu của bà. Người cháu đã trưởng thành đi lên đường theo tiếng gọi của non sông, cháu đã xa nơi có căn nhà ấm áp, xa làn khói trắng vờn trong sương sớm bay lên từ ngọn lửa mà người bà đã nhen lên mỗi sáng, xa vòng tay ấp iu nồng đượm của bà, xa tiếng gà trưa cùng với những sắc trứng hồng. Người cháu đã cùng tâm trạng với bao người lính xa nhà:

Giờ cháu đi xa - có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Tình bà cháu cao đẹp và thiêng liêng, kì diệu. Đó là động lực giúp đứa cháu của bà quên đi sự nhọc nhằn gian khổ trong cuộc kháng chiến trường kì. Tình bà cháu thắm đượm đã giúp người chiến sĩ có tinh thần bất diệt, quyết tâm chiến đấu để bảo vệ đất nước, bao vệ quê hương yêu dấu của mình, nơi ấy có người bà ngày đêm mong đợi cháu về, mong đợi cháu cùng đồng đội chiến thắng kẻ thù. Để đáp lại tình yêu của bà, người chiến sỹ đã quyết tâm hoàn thành sứ mệnh:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Đó là tình cảm dấy lên từ lòng biết ơn sâu nặng, sự trân trọng những kỉ niệm ở quê hương từ tâm hồn người lính. Càng yêu bà, người cháu lại nêu cao tinh thần chiến đấu. Càng nhớ bà, người chiến sỹ càng hăng hái tiến lên phía trước để sớm hoàn thành nhiệm vụ. Hình ảnh của bà đã nâng cảm xúc của người lính bay bổng dạt dào, hướng về cội nguồn, hướng về quê hương, hướng về đất nước thân yêu.

Tình bà cháu trong bài thơ rất cao đẹp. Tấm lòng nhân hậu của bà đối với cháu thật bao la, sâu thẳm và không bao giờ vơi cạn. Lòng biết ơn sâu sắc, sự thầm lặng nhớ nhung của cháu đối với người bà yêu dấu cũng thật lớn. Tình cảm ấy đã khơi dậy trong lòng ta một tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước. Tình yêu ấy thật mãnh liệt trong tâm hồn người lính trong bước đường chiến đấu.

Bình luận (0)
DG
Xem chi tiết
LP
13 tháng 11 2016 lúc 10:26

Những ý sau đây nên bỏ nhé bạn!

, không nhiều như thời con gái

Bài văn có cảm xúc khiến người đọc phải khóc. Tuy nhiên đôi chỗ vẫn bị thừa từ.

Bình luận (3)
TD
12 tháng 11 2016 lúc 21:16

mình thấy bài ổn , nhưng bạn à , mở bài có chút lặp ở 2 từ tinh thần ; động lực

mình nghĩ bạn nên sửa lại thì hơn

^^

 

Bình luận (2)
CT
Xem chi tiết
CT
4 tháng 1 2018 lúc 10:48

Thanh và bà của Thanh rất yêu thương nhau. Thanh là một cô bé rất yêu bà.Bà của Thanh cũng rất yêu Thanh nhưng bà luôn chăm sóc cho Thanh cũng như lúc nhỏ. lúc nào về thì Thanh cũng cảm thấy bình yên và thong thả trong vòng tay ấm áp của bà

Bình luận (2)
OP
25 tháng 2 2018 lúc 21:07

điên tự nhiên ra câu hỏi rồi trả lời

Bình luận (0)
CT
30 tháng 6 2018 lúc 5:54

Chứ có ai  trả lời đâu

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 5 2017 lúc 12:33

Tình cảm bà cháu trong bài thơ sâu nặng, thắm thiết

     + Người bà dù sống trong cảnh nghèo nhưng người bà luôn dành mọi sự quan tâm, chăm sóc cho người cháu

     + Người cháu luôn yêu thương, quý trọng bà

     + Khi xa quê hương, đi chiến đấu người cháu vẫn luôn nghĩ về bà, bởi hình ảnh về bà in đậm trong kí ức của người cháu

Bình luận (0)