Quan sát hình và nêu điểm khác nhau giữa các mùa nơi Lan ở.
Quan sát các hình sau và nêu tên điểm giữa hai điểm khác:
- Điểm I nằm giữa hai điểm G và H.
- Điểm O đồng thời nằm giữa hai điểm C, D và giữa hai điểm A, B.
Quan sát các hình 9.2, 9.3 và 9.4, nêu sự giống nhau và khác nhau giữa các con đường C3, C4 và con đường CAM.
Sự giống nhau và khác nhau giữa chu trình C3 và C4 và CAM:
* Giống nhau: Có chu trình Canvin tạo ra AlPG, từ đó hình thành nên cacbohiđrat, axit amin, prôtêin, lipit,…
* Khác nhau:
Quan sát các phần bộ xương thỏ kết hợp với hình 47.1. Đối chiếu với bộ xương thằn lằn đã học, nêu những điểm giống và khác nhau giữa chúng.
- Giống nhau:
+ Xương đầu
+ Xương cột sống: xương sườn, xương mỏ ác
+ Xương chi: đai vai, đai hông, chi trên, chi dưới.
- Khác nhau:
Đặc điểm | Xương thỏ | Xương thằn lằn |
---|---|---|
Các đốt sống cổ | 7 đốt | Nhiều hơn |
Xương sườn | Kết hợp với đốt sống lung và xương ức tạo thành lồng ngực | Có cả ở đốt thắt lưng |
Xương các chi | Thẳng góc, nâng cơ thể len cao | Nằm ngang |
Em hãy quan sát hình 18, 19 và nêu những điểm khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Biến thái hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng (sâu bướm ở côn trùng) có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian (nhộng ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành.
- Biến thái không hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành (ví dụ: châu chấu không có cánh hoặc cánh chưa phát triển đầy đủ). Trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
- Quan sát hình 14.1, nêu các hướng gió ở Đông Nam Á vào mùa hạ và mùa đông?
- Vào mùa hạ: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây năm nóng ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực.
- Vào mùa đông: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với tính chất khô và lạnh
Quan sát hình 6.6 và nêu những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen, những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon. Những đặc điểm này có gì liên quan đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose?
Những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen là:
+ Đều là polysaccharide những hợp chất có cấu trúc đa phân
+ Các đơn phân glucose kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside
+ Được hình thành do qua nhiều phản ứng ngưng tụ.
Những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon:
+ Tinh bột: mạch phân nhánh bên
- Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen:
+ Đều có cấu trúc đa phân mà đơn phân là glucose.
+ Mạch đều có sự phân nhánh (glycogen phân nhánh mạnh hơn).
+ Đều có chức năng dự trữ năng lượng.
- Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon là:
+ Tinh bột có 2 dạng cấu trúc xoắn hoặc phân nhánh. Nhìn chung, các loại tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh.
+ Cellulose có dạng mạch thẳng, không phân nhánh, nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau thành bó sợi dài nằm song song.
Có cấu trúc vững chắc là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật.
- Sự liên quan giữa cấu trúc đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose:
+ Tinh bột là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ dài hạn ở thực vật vì tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh, % tan trong nước không nhiều (khó sử dụng) phù hợp với thực vật có đời sống cố định, ít tiêu tốn năng lượng hơn động vật.
+ Glycogen là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ ngắn hạn ở động vật, một số loài nấm vì glycogen có cấu trúc phân nhánh nhiều, dễ phân hủy phù hợp với động vật thường xuyên di chuyển, hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.
+ Cellulose được tạo nên từ những phân tử đường glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc phù hợp để trở thành thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật cứng chắc.
Quan sát hình 33.3, nêu sự khác nhau giữa tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
sự khác nhau giữa tự thụ phấn và thụ phấn chéo:
- Thụ phấn là quá trình giao phối xảy ra ở giữa hai bông hoa của cùng một cây, trong phấn hoa này chuyển từ bao phấn sang nhụy.
- Thụ phấn chéo là quá trình giữa hai loài thực vật cùng loài và các loài hoa khác nhau, trong đó cũng các hạt phấn chuyển từ bao phấn sang nhụy.
- Thụ phấn là hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa hoặc hạt phấn từ nhị của bông hoa tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng 1 cây.
- Thụ phấn chéo là hạt phấn từ nhị của hoa ở cây được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.
Quan sát Hình 20.5 và mô tả các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng. Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng. Phân biệt sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng.
* Các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng:
- Bước 1: Chuẩn bị sữa nguyên liệu: tiến hành sơ chế, tiêu chuẩn hóa.
- Bước 2: Tiệt trùng: nâng nhiệt độ của sữa lên 125oC đến 140oC, thời gian từ 3 giây đến 20 giây.
- Bước 3: Đóng gói: hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC và tiến hành đóng gói.
- Bước 4: Bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ phòng.
* Điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng:
So sánh | Phương pháp thanh trùng | Phương pháp tiệt trùng |
Giống nhau | - Đóng gói hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC. | |
Khác nhau | - Nâng nhiệt độ sữa lên 70oC đến 75oC thời gian từ 15 giây đến 20 giây. - Bảo quản trong điều kiện từ 4oC đến 6oC. | - Nâng nhiệt độ của sữa lên 125oC đến 140oC, thời gian từ 3 giây đến 20 giây. - Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
|
Quan sát các hình dưới đây và tìm ra ít nhất có hai đặc điểm khác nhau giữa các cặp cây
a) Trắc bách diệp và vạn tuế.
- Cây trắc bách diệp thân cao, dài và rễ cắm vào đất.
- Cây vạn tuê thân nhỏ, thấp hơn và rễ trong chậu
b) Kơ-nia và cau
- Cây Kơ-nia thân to và dài, cành lá xum xuê
- Cây cau thân nhỏ và thon
c) Khế và hoa hồng
- Cây hoa hồng thân mềm, nhỏ
- Cây khế thân to, dài có mọc quả.