Những câu hỏi liên quan
QA
Xem chi tiết
NT
31 tháng 12 2021 lúc 14:45

a: – Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí và ít tan trong nước. 

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
GD

Một số chất gây ô nhiễm không khí:

Tro, bụi, khí thải môi trường như cacbon monooxit, cacbon dioxit, lưu huỳnh đioxit, các nitrogen oxide, bụi mịn ….

Bình luận (0)
TO
Xem chi tiết
BN
26 tháng 11 2023 lúc 19:11

 Có 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm: nitơ dioxyt (NOx); lưu huỳnh dioxyt (SOx); cacbon monoxit (CO); chì (Pb); zon tầng bình lưu (O3); vật chất dạng hạt (PM).

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
H24
4 tháng 9 2023 lúc 11:04

Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Cụ thể:

- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường ngấm vào đất làm chua đất, làm rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất … không những thế chúng còn làm cho cây trồng bị suy yếu và chết hàng loạt. Nhất là đối với những cây nông nghiệp (rau, củ, quả …) môi trường acid sẽ gây ra những thiệt hại lớn …

- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường nước làm giảm độ pH của nước, khiến cho các loài sinh vật bị cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng … Ngoài ra, các loài sinh vật sẽ bị hạn chế phát triển, chết dần và khó có thể tái tạo về môi trường sinh thái ban đầu. Đối với những người dân chuyên sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, thì đây sẽ là một mối nguy cơ lớn gây ảnh hưởng tới đời sống kinh tế và sản xuất của người dân. 

- Trong không khí các hạt acid lơ lửng gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới tầm nhìn xa trong không khí gây cản trở tới hoạt động nghiên cứu của các chuyên gia về khí tượng, môi trường…

- Đối với con người, khi da tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm do acid sẽ gây ra các bệnh về da như mẩn ngứa, nấm, viêm da, gây mụn nhọt, mụn trứng cá… Sử dụng nước dư acid trong ăn uống còn gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh về đường ruột như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, ợ hơi, khó tiêu… Trẻ em sử dụng nước dư acid thường xuyên sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, não bộ, thậm chí là tử vong. Về lâu dài, nước dư acid còn là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở người già. Khi hít thở không khí có chứa các hạt bụi acid sẽ làm ảnh hưởng tới đường hô hấp và giảm sức đề kháng của cơ thể….

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
DC
24 tháng 1 2017 lúc 12:10

- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:

   + Bụi, các khí độc hại như NO2, SO2, CO, nicôtin,...

   + Các vi sinh vật gây bệnh.

- Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên:

+ Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở.

   + Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.

   + Không hút thuốc

   + Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

   + Thường xuyên dọn vệ sinh.

   + Không khạc nhổ bừa bãi.

   + Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.

Bình luận (0)
MX
22 tháng 12 2022 lúc 19:30

- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:

   + Bụi, các khí độc hại như NO2, SO2, CO, nicôtin,...

   + Các vi sinh vật gây bệnh.

- Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên:

+ Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở.

   + Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.

   + Không hút thuốc

   + Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

   + Thường xuyên dọn vệ sinh.

   + Không khạc nhổ bừa bãi.

   + Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.

Bình luận (0)
KN
Xem chi tiết
KT
21 tháng 1 2016 lúc 19:51
Tầm quan trọng của không khí

Các hành tinh khác có ánh sáng mặt trời, nhưng Trái đất là hành tinh duy nhất chúng ta có không khí và nước. Nếu không có không khí và nước, Trái đất sẽ không thể duy trì sự sống. Một cộng đồng đa dạng của đời sống thực vật và động vật phát triển mạnh trên hành tinh này trong hàng triệu năm, duy trì bởi ánh nắng mặt trời và được hỗ trợ bởi nước, đất và không khí.

Việt Nam nằm trong vùng có mức độ ô nhiễm không khí cao bản đồ đo mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời của NASA cùng các nhà khoa học thuộc ĐH North Carolina.

Khí gây nguy hiểm sức khỏe

– Khí oxit cacbon có thể gây đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu hoặc gây tổn hại đến tim mạch, trường hợp mức độ ô nhiễm cao sẽ gây nên bệnh tim mạch trầm trọng, tổn thương hệ thống hô hấp… và về lâu dài có thể dẫn đến những chứng bệnh mãn tính.

– Dioxit sunfua (SO2) là chất khí được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu như than, dầu FO, DO có chứa lưu huỳnh, độc hại không chỉ đối với sức khỏe con người, mà cả động thực vật.

– Khí SO2 kích thích mạnh đối với mắt, da và các màng cơ, niêm mạc đường khí quản. 

Những tác động xấu đến sức khỏe

Các chuyên gia khác thì cho rằng con người hầu như không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.

Hằng ngày, có thể chúng ta không uống nước ô nhiễm hoặc không hút thuốc, nhưng chúng ta không thể kiểm soát được việc mình đang tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm hay không. Chúng ta không thể không thở được.

Tác hại sức khỏe

– Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người mà những biểu hiện dễ nhận thấy là chảy nước mắt, đỏ mắt, ho, thở khò khè… Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người, vào nồng độ của loại chất gây ô nhiễm và thời gian tiếp xúc.

– Phụ nữ mang thai và trẻ em nếu tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong khoảng thời gian dài sẽ có nguy cơ bị tổn hại sức khỏe lâu dài, ở mức độ nghiêm trọng hơn.

– Những tác động xấu của ô nhiễm không khí không chừa bất cứ ai là đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm chức năng của phổi, dễ mắc các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, thậm chí có thể bị ung thư…

Ảnh hưởng đến trẻ em

Những năm gần đây, các bệnh ở trẻ em liên quan đến ô nhiễm không khí có xu hướng tăng cao, nổi bật là bệnh suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, lao, viêm phổi, bại não, ung thư và các dị tật bẩm sinh.

Không khí kém chất lượng ảnh hưởng tới tình trạng trẻ em sinh ra có chỉ số cân nặng thấp, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ dựa trên 3 triệu ca sinh nở được ghi nhận tại 9 quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Ú. Chỉ số cân nặng thấp – khi một trẻ em mới sinh có cân nặng dưới 2,5kg – sẽ khiến đứa trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe, kém nhận thức và thậm chí là chết yểu.

Tác nhân hàng đầu gây ung thư

Ngày 17.10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã xếp ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các căn bệnh ung thư ở người.

Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) ngày 16/10 cũng tuyên bố rằng ô nhiễm không khí là một nguyên nhân dẫn đến gây ung thư, cùng với những tác nhân nguy hiểm khác được biết đến như amiăng (một loại khoáng chất tự nhiên thường được sử dụng trong xây dựng), thuốc lá và bức xạ tia cực tím.

Thông báo trên được đưa ra sau đưa ra sau khi có kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia của IARC thuộc Tổ chức Y tế Thế giới có trụ sở tại Lyon, Pháp. Theo các số liệu thống kê mới nhất của IARC, năm 2010, hơn 220.000 trường hợp tử vong do ung thư phổi trên toàn thế giới có liên quan đến ô nhiễm không khí và đây cũng là nguyên nhân liên quan đến tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang.

Trước đó, IARC đã coi là một số thành phần trong không khí ô nhiễm như khói diesel là chất gây ung thư, nhưng đây là lần đầu tiên tổ chức này xác nhận tất cả các loại ô nhiễm không khí đều gây ung thư.

Từng chất chứa trong không khí bị ô nhiễm có nguy cơ gây ung thư là rất thấp, nhưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu khi lan rộng như giao thông vận tải, nhà máy điện và khí thải công nghiệp, nông nghiệp kết hợp với nhau sẽ dẫn đến nguy cơ cao.

Việc phân loại trên được đưa ra sau khi nhóm các nhà khoa học thuộc IARC phân tích hơn 1000 nghiên cứu trên toàn thế giới và đưa ra đủ bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi. Trước đó, ô nhiễm không khí cũng được xác định là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp và tim mạch.

Dựa vào các căn cứ tài liệu y khoa đã được công bố và khuyến cáo của các bác sĩ, chúng ta không nên xem nhẹ những căn bệnh do ô nhiễm không khí gây ra.

Bình luận (0)
KT
21 tháng 1 2016 lúc 19:50

http://maykhumuicaocap.com/tac-hai-cuc-ki-nguy-hiem-cua-o-nhiem-khong-khi-voi-suc-khoe/

Bình luận (0)
NM
22 tháng 1 2016 lúc 11:47

Không khí khi bi ô nhiễm sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, lam cho con nguoi va dong vat sẽ bị ngộ độc và nặng nhất sẽ gây ra tử vông

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NS
5 tháng 5 2017 lúc 14:32

Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống thực vật mà còn phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử...

Bảo vệ không khí trong lành ta phải làm:

Phải xử lí khí thải các nhà máy các lò đốt, các phương tiện giao thông ... để hạn chế mức thấp nhất việc thải ra khí quyển các khí có hại như CO, CO2, bụi, khói,...

Bảo vệ rừng trồng rừng, trồng cây xanh, là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
HD
12 tháng 1 2017 lúc 2:08

- Không khí và nước bị ô nhiễm sẽ gây tác hại sau:

+ Đầu độc con người gây ra những bệnh hiểm nghèo.

+ Đầu độc cây cối và động vật.

+ Gây thiệt hại kinh tế để giải quyết ô nhiễm, chữa bệnh,…

Bình luận (0)
NQ
8 tháng 5 2023 lúc 20:04

 Khói và chất thải của các nhà máy.

- Sử dụng quá liều chất hóa học, lượng dư thừa ngấm xuống nước ngầm làm ô nhiễm nước.

- Do tràn dầu

-khói bụi từ các nhà máy

đốt rừng,phá rừng....

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
13 tháng 4 2022 lúc 21:28

TK:

- Không khí bị ô nhiễm tác động ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thực vật và đặc biệt là con người. Nó phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử,….

- Chúng ta phải giảm khí thải trong đời sống hàng ngày (phương tiện giao thông) và trong công nghiệp (nhà máy, lò đốt,…) trồng nhiều cây xanh,…

Bình luận (0)