Những câu hỏi liên quan
HD
Xem chi tiết
HL
12 tháng 3 2022 lúc 9:41

Tham khảo:

Cứu được vợ rồi, Sọ Dừa rất vui. Hai vợ chồng mừng mừng tủi tủi ôm lấy nhau. Nhưng khi về đến nhà, Sọ Dừa không đưa vợ ra gặp mặt mọi người mà chàng giấu vợ trong buồng.

Gặp mọi người, chàng tỏ vẻ buồn tủi vì không tìm thấy vợ. Nhìn vẻ mặt buồn rầu của chàng, phú ông và hai cô chị liền đến an ủi chàng. Phú ông nói: "Con à, con đã đỗ trạng nguyên. Giờ đây đáng lẽ vợ chồng con phải vui mừng đoàn tụ, con gái út ta số phận thật hẩm hiu, chẳng chờ được ngày con vinh quy bái tổ. Hẳn dưới suối vàng, nó cũng mừng cho con. Thôi, con hãy bớt đau buồn". Phú ông nhìn con rể mà lòng buồn rười rượi. Ông thấy thương cho con rể và cô con gái út vốn đẹp người đẹp nết. Còn hai cô chị thì đưa mắt nhìn nhau, thầm mừng cho mục đích của mình đã thành công tốt đẹp. Nhưng họ vẫn giả vờ khóc lóc, thương cho cô em mình số phận hẩm hiu và trách Sọ Dừa sao lâu trở về, khiến em gái mình sầu muộn. Nhìn họ khóc lóc mà Sọ Dừa càng thêm ghét. Chàng thấy họ thật đáng sợ. Để cho hai cô chị diễn xong màn kịch của người chị thương em gái thì Sọ Dừa mới gọi vợ từ trong buồng bước ra. Nhìn thấy cô út, hai người chị đờ cả người. Họ tưởng hồn ma cô út hiện về. Họ rú lên. Nhưng cô út từ tốn đi lại: "Các chị đừng sợ. Em đã không chết mà nhờ các thứ chồng em đem cho nên em thoát chết". Phú ông nhìn thấy con gái, mừng rỡ chạy đến, ôm chầm lấy con. Cô út ôm cha thật chặt và nàng kể cho cha nghe âm mưu định cướp chồng của hai chị gái. Nghe xong câu chuyện, Phú ông vô cùng tức giận, định đánh hai đứa con gái lớn nhưng nàng út xin cha tha cho các chị. Trước tấm lòng vị tha và nhân hậu của cô út, hai người chị vô cùng xấu hổ. Họ hứa sẽ thay đổi tính tình.

Từ đó, vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc. Ít lâu sau, cô út sinh hạ được một đứa con trai. Từ đó, ngôi nhà của Sọ Dừa lúc nào cũng đầy ắp tiếng nói, tiếng cười.

Bình luận (0)
VH
12 tháng 3 2022 lúc 9:41

tham khảo

Ngày ấy, sau khi hai cô chị bỏ làng đi biệt xứ, vợ chồng Sọ Dừa quyết định sẽ xây dựng một cuộc sống yên ấm thanh bình. Sọ Dừa trả lại triều đình ấn tín xin về quê cày ruộng. Vợ chồng nhờ làm ăn chăm chỉ nên chẳng mấy chốc gia đình đã có của ăn của để.

Đã được hơn chục năm, chẳng ai trong làng còn nhắc đến những chuyện ngày xưa. Bà mẹ Sọ Dừa đã mất nhưng vợ chồng chàng đã có thêm hai đứa con ngoan. Nhà cửa khang trang, sạch sẽ, cuộc sống yên bình đúng như mong ước của Sọ Dừa và cô út.

Một ngày kia, vợ chồng Sọ Dừa đi chợ mua thêm con lợn nái. Ở nhà chỉ còn hai đứa trẻ con đang nghịch ngợm lung tung ở ngoài vườn. Chợt hai đứa trẻ thấy mấy chú chó nhà sủa vang ngoài ngõ. Tưởng ai, hai anh em chúng chạy ra. Ô! Thì ra đó là một người ăn xin. Nhưng chưa kịp cất lên một lời nào, người ăn xin với bộ dạng rách bươm đã ngã lăn xuống đất. Thằng bé lớn lay mãi không thấy người kia dậy bèn sợ hãi cùng đứa em chạy thẳng vào nhà đóng then cửa lại. Đúng lúc đó, hai vợ chồng chàng Sọ Dừa về. Thấy một người ăn xin nằm bất tỉnh ở cổng nhà mình, Sọ Dừa bèn sai vợ mang nước và thức ăn ra vì chàng đoán chắc người kia lả đi vì đói. Quả nhiên ngay sau khi ăn xong, người ăn xin tỉnh táo như thường. Sọ Dừa toan cho người nọ mấy đồng để người ta còn đi xin nơi khác thì người ăn xin bỗng nhiên sụp lạy trước mặt hai vợ chồng chàng:

- Cô chú không nhận ra chị hay sao?

- Chị là...? Cô út ngập ngừng.

- Là chị hai của em đây mà!

- Ôi! Trông chị khác quá, em không thể nào nhận ra được.

- Chị nghĩ mình không thể chạy trốn cả đời này được nên hôm nay trở về đây để nhận lỗi cùng cô chú. Mong được cô chú thứ tha, sau rồi dù có chết chị cũng cam lòng.

- Thôi chuyện đã qua, chị nhắc lại làm gì. Thế còn chị cả đâu?

- Hai chị đi đâu cũng bị mọi người hắt hủi và chẳng làm được việc gì. Đến đi ăn xin cũng không biết và cũng chẳng ai cho vì họ thấy mình khỏe mạnh. Không chịu được đói rét, chị cả đã bỏ mạng trên đường trở về rồi.

Nghe chuyện, vợ chồng Sọ Dừa rất đau lòng. Hai vợ chồng bèn giữ chị hai ở lại phục thuốc cho khỏi bệnh, lại có lời cho chị xin lỗi toàn thể dân làng. Cùng lúc đó, phú ông đổ bệnh rồi mất, vợ chồng Sọ Dừa giao cho chị hai cai quản dinh cơ của phú ông và lo việc cúng tế tổ tiên. Thế là từ đó vợ chồng Sọ Dừa cùng cô chị độc ác nhưng xấu số sống tới tận lúc về già.

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
VH
17 tháng 3 2022 lúc 8:29

tham khảo

Kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 vị Hùng vương, An Dương Vương Thục Phán đã đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược, đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc và dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu xuống vùng Phong Khê, hay còn gọi vùng Kẻ Chủ, nay là cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.

Sau khi dời đô, An Dương vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xin thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, bỗng thấy có một cụ già từ thong thả từ phía Đông đi tới, vua lập tức mời vào và hỏi chuyện. Cụ già nói rằng sẽ có sứ Thanh Giang tới giúp nhà vua xây thành rồi ra về.

Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo với An Dương Vương rằng muốn xây được thành thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng mà chỉ trong vòng nửa tháng, thành đã được xây xong. Thành có hình trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Sau ba năm, Rùa Vàng từ biệt ra về. An Dương Vương suy nghĩ về việc giữ nước nên chia tay, ông cảm tạ nói: “Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng nghe vậy, tháo một chiếc vuốt trao cho An Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thì sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.

Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phát chết hàng vạn tên giặc. Quân Triệu Đà thất bại thảm hại. Chúng hoảng sợ quay đầu chạy về đến núi Trâu, cầm cự được vài ngày rồi rút về nước. Dân chúng Âu Lạc hân hoan mừng chiến thắng vẻ vang.

Thấy không xâm lược được Âu Lạc bằng cách tấn công, Triệu Đà nghĩ ra âm mưu thâm hiểm khác. Hắn cho con trai Trọng Thủy sang Âu Lạc. Trọng Thủy gặp Mị Châu – con gái yêu của An Dương Vương, hai người đem lòng yêu mến nhau rồi Trọng Thủy cầu hôn. Không chút nghi ngờ, An Dương Vương vui lòng gả con gái cho Trọng Thủy, cho phép hắn được ở rể ngay trong cung.

Trọng Thủy vờ ngạc nhiên như không biết đến nỏ thần, ngỏ ý muốn xem với Mị Châu. Mị Châu nhẹ dạ, lại thực lòng yêu thương, tin tưởng chồng, ngây thơ lấy nỏ cho hắn xem, còn giảng giải cho hắn cấu tạo và cách sử dụng nỏ thần. trở về nước, làm một cái nỏ y hệt rồi quay lại Âu Lạc, nhân lúc An Dương Vương và Mị Châu đã say, lẻn vào đánh tráo.

Một hôm sau đó, Trọng Thủy nói với Mị Châu:

- Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta trở lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?

Mị Châu ngây thơ đáp:

- Thiếp có cái áo lông ngỗng thường mặc, khi gặp biến, đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau.

Trọng Thủy về, Triệu Đà lập tức cất binh sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo quân giặc tấn công, cậy có nỏ thần, An Dương vương vẫn ngồi ung dung đánh cờ. Khi quân Đà tiến sát cổng thành, vua mới sai lấy nỏ thần ra bắn nhưng không linh nghiệm nữa.

Hai cha con vội lên ngựa, nhằm hướng phương Nam mà chạy, nhưng cứ chạy đến đâu quân giặc lại theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo đến đó. Ra tới sát bờ biển, An Dương Vương cùng đường bèn kêu lớn: “Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta!”. Ngay lập tức, Rùa Vàng hiện lên, chỉ tay vào Mị Châu mả nói với An Dương Vương rằng: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”.

Hiểu ra cơ sự, An Dương Vương nổi giận, tuốt gươm định chém Mị Châu. Nhưng ngay lúc ấy, Trọng Thủy cũng đuổi tới nơi. Thấy Mị Châu gặp nguy hiểm, hắn vội giương cung. Mũi tên xé gió lao đến làm thanh gươm sắp chạm vào cổ Mị Châu rơi xuống đất. An Dương Vương tức giận nhìn Trọng Thủy rồi theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển. Mị Châu khuỵu chân, lặng nhìn theo cha, nước mắt rơi lã chã. Lòng nàng ngập tràn hối hận về sai lầm của mình. Trọng Thủy xuống ngựa, toan đỡ nàng đứng lên. Nhưng Mị Châu bất ngờ cầm lấy thanh gươm dưới chân mình, chĩa thẳng về phía hắn.

Nàng đau đớn chất vấn:

- Tại sao lại dối gạt ta, dối gạt cha, dối gạt bách tính Âu Lạc? Là ta phụ chàng? Hay là cha đối xử tệ bạc với chàng? Cha và ta đều tin tưởng chàng như vậy, cớ sao lại lợi dụng chúng ta? Chàng là hoàng tử một nước, ta cũng là công chúa Âu Lạc. Tại sao phải tìm mọi thủ đoạn xâm chiếm Âu Lạc? Chàng hại ta nước mất nhà tan, biến ta thành kẻ tội đồ của Âu Lạc. Chàng còn muốn đuổi giết tới cùng cha con ta. Tình nghĩa vợ chồng bao lâu hóa ra bạc bẽo đến vậy.

Trọng Thủy nhìn nàng cười chua xót, một chữ cũng không cách nào giải thích. Nàng đối xử với hắn tốt như vậy, hắn lại khiến nàng đau khổ. Hắn nói:

- Mị Châu, giờ nàng đã không còn nơi nào để đi. Theo ta trở về, ta sẽ bù đắp cho nàng mọi lỗi lầm ta gây ra...

- Trở về? Trở về đâu? Mị Châu ta không phải nữ trung hào kiệt, nhưng khí tiết công chúa của một nước ta vẫn có. Âu Lạc đã mất, dân chúng đã nhà tan cửa nát, cha ta còn không rõ sẽ sống như thế nào, ta sao có thể làm như không có chuyện gì mà hưởng thụ? – Nàng ngắt lời Trọng Thủy

Mị Châu lặng người đứng đó, trong mắt nàng lóe lên sự đau đớn nhưng kiên định. Nàng dùng gươm đâm thẳng vào Trọng Thủy đang đứng trước mặt.

- Thù mất nước không thể bỏ qua. Trọng Thủy, nhân duyên hai ta từ nay chấm dứt. Mị Châu là phản đồ, không thể sống. Chàng khiến trăm nghìn bách tính rơi vào cảnh khốn cùng chiến tranh, thù này ta nhất định phải báo. Kiếp sau, hẹn không gặp lại.

Nói đoạn, Mị Châu rút gươm ra tự sát. Trọng Thủy và Mị Châu cùng ngã xuống, máu chảy xuống lòng đại dương...

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
PT
27 tháng 2 2022 lúc 23:02

Ai giúp mình đi chứ mình sợ văn lắm rồi :'(((

Bình luận (3)
UT
27 tháng 2 2022 lúc 23:07

Tham khảo e nhé!

Mang thân phận bọ hung đã hàng ngàn năm nay, tôi bị người đời ghẻ lạnh, tránh xa. Nhiều khi ngẫm lại những việc làm trước đây của mình, chính tôi cũng tự cảm thấy chán ghét bản thân. Tại sao tôi lại làm ra những việc xấu xa đến vậy?
Hàng ngàn năm trước tôi cũng là một con người. Tôi được cha mẹ đặt tên là Lí Thông. Theo nghiệp gia đình tôi làm nghề bán rượu. Nhưng sau khi mắc quá nhiều sai lầm mà không biết ăn năn hối cải, tôi đã bị trời phạt, biến thành loài bọ hung hôi hám. Xấu hổ, không dám nhìn mặt mọi người, lúc nào tôi cũng chui rúc vào nơi xó xỉnh, vào nơi tối tăm. Đáng nhẽ ngay từ đầu tôi nên trân trọng người anh em tốt của mình.

 


Thạch Sanh vốn là một chàng trai nghèo, khỏe mạnh, sinh sống ở góc đa. Trong một lần đi bán rượu qua đây, tôi đã gặp chàng ta và cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Thực ra, ngay từ đầu tôi đã không có ý tốt gì. Tôi thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh lại thật thà nên định bụng kết nghĩa anh em, kéo Thạch Sanh về nhà giúp mình các công việc nặng nhọc. Với bản tính lương thiện và chăm chỉ, Thạch Sanh tin và theo tôi về nhà. Từ khi đến ở với mẹ con tôi, cậu ta rất được việc, chịu khó làm ăn mà không hề đòi hỏi điều gì. Đã thế lại rất hiếu thảo với mẹ tôi, luôn coi bà như mẹ đẻ. Ấy vậy mà tôi xấu xa đến mức lấy oán trả ơn. Vì sợ chết dưới móng vuốt mãng xà, tôi lừa Thạch Sanh lên canh miếu thần, thế mạng cho tôi. Không ngờ, với sức mạnh phi thường, Thạch Sanh không những không chết mà còn giết được chằn tinh, xách đầu mang về. Ban đầu thấy chàng ta về tôi tưởng hồn ma của cậu ấy oán tôi. Khi biết cậu ấy vẫn còn sống, tôi lại nãy ra một mưu tính mới. Tôi dùng lời ngon ngọt va đe doạ lừa Thạch Sanh đi, còn phần mình thì xách đầu chằn tinh đến gặp vua nhận công lĩnh thưởng. Nhờ âm mưu đó, tôi ngoi lên tới chức Quận công danh giá. Sống trong nhung lụa và vinh quang của quyền thế, tôi quên nhanh chóng người anh em kết nghĩa của mình.

 

Một thời gian sau, nhà vua mở hội kén phò mã cho công chúa. Nàng xinh đẹp tuyệt trần lại dịu dàng hiền hậu, ai nhìn cũng thấy mê đắm. Trước sắc đẹp tuyệt trần của nàng, tôi càng ước ao trở thành phò mã. Nhưng không may cho nàng và cũng không may cho tôi, đại bàng tinh nghe tin công chúa xinh đẹp như hoa bèn đến bắt nàng đi mất. Mất con gái yêu, nhà Vua vô cùng đau đớn, xót xa. Người sai tôi lập tức lên đường đuổi theo đại bàng tinh, đem công chúa trở về. Nếu làm được nhà vua sẽ gả công chúa và chia cho tôi nửa giang sơn. Vừa mừng, vừa sợ, tôi không biết đi đâu tìm nàng. Lúc này, tôi nghĩ ngay đến Thạch Sanh. Tôi nghĩ ra kế tổ chức hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin Thạch Sanh. Chờ đợi mòn mỏi, đến ngày thứ mười tôi cũng gặp được người em kết nghĩa. Như người đi trong sa mạc gặp nước, tôi vui sướng vô cùng, dùng lời ngon ngọt hòng nhờ cậu ấy giúp mình đi cứu công chúa. Thạch Sanh vẫn tin tưởng tôi nên nhận lời giúp đỡ. Hoá ra trong lúc đại bàng cắp công chúa đi qua gốc đa đã bị Thạch Sanh bắn bị thương. Lần theo dấu máu, đoàn người đến được hang của con quái vật. Đến nơi, tôi sợ thiệt thân nên để mặc Thạch Sanh xuống hang một mình đánh đại bàng, cứu công chúa lên, còn mình thì ở lại trên mặt đất nghe ngóng. Sau một hồi có tiếng Thạch Sanh từ dưới hang vọng lên kêu ta kéo công chúa lên mặt đất. Tôi mừng rỡ kéo ngay nàng lên. Thật độc ác thay! Vì lo sợ Thạch Sanh tranh công với mình và tố cáo việc lần trước với vua nên tôi nhẫn tâm sai quân lính vần những tảng đá lớn lấp kín cửa hang lại, mặc kệ người em với mối hiểm nguy phải đối mặt với con quái đại bàng.

 

Trở về kinh thành với công chúa đã được giải thoát, tôi được nhà vua và triều thần nể trọng. Nhưng việc cưới xin lại bị hoãn lại do từ khi trở về công chúa bỗng hoá câm. Nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.

Nhà vua tìm mọi phương cách, mời rất nhiều thầy thuốc giỏi đến chữa nhưng vẫn thất bại.
Lại kể đến Thạch Sanh. Đúng là người tốt thì được trời giúp. Bị ta hại nhưng cậu ta không chết. Nhờ cứu con trai vua Thuỷ Tề trong hang đại bàng tinh nên Thạch Sanh được mời xuống Thuỷ phủ chơi. Lại còn được Long Vương cho rất nhiều báu vật.
Ở chơi Thuỷ phủ ít lâu, Thạch Sanh trở về gốc đa cũ sinh sống. Không may, hồn chằn tinh và đại bàng tinh tìm cách báo thù. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Samh. Thạch Sanh bị bắt vào ngục. Ngồi trong ngục tối, chắc cậu ta cảm thầy buồn rầu nên mang đàn ra gảy. Vì là đàn thần nên tiếng kêu như ai, như oán, như nói lên hết tâm sự của chàng trai trẻ. Nghe tiếng đàn, công chúa bỗng dưng khỏi bệnh, cười nói vui vẻ. Nàng xin cha cho gọi người đánh đàn vào cung. Lúc đó tôi vẫn chưa biết người đó là Thạch Sanh. Gặp được vua, Thạch Sanh đem hết mọi chuyện đầu đuôi kể cho vua nghe. Nghe xong, nhà vua vô cùng tức giận, cho quân tước hết mũ quan, tống tôi vào ngục, giao cho Thạch Sanh xử lí. Tôi những tưởng Thạch Sanh sẽ không đời nào bỏ qua cơ hội này để trả thù. Chắc chắn cậu ấy hận tôi đến tận xương tuỷ. Nhưng quả thật tôi đã lấy lòng tiểu nhân đo lòng quân tử. Thạch Sanh không những không giết mà còn xin vua tha cho tôi khỏi bị cầm tù, cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng tội của tôi quá nặng, trời đất đều không dung. Tôi đã bị Thiên Lôi đánh chết, và bị Diêm Vương hoá kiếp thành bọ hung, đời đời sống trong nhơ bẩn. Tuy hết sức đau khổ trong cảnh sống này, nhưng tôi vẫn cảm kích trước tấm lòng bao dung độ lượng của Thạch Sanh, tôi đã ăn năn hối hận rất nhiều.

 

Về sau, tôi nghe mọi người kháo nhau về đám cưới linh đình của Thạch Sanh với công chúa. Tôi cũng mừng cho cậu ấy. Không may, nghe tin công chúa từ chối các hoàng tử lân bang để lấy một chàng trai nghèo, các nước đem quần đến đánh nước Nam. Nhưng tôi tin với tài trí của Thạch Sanh, quân giặc sẽ bị dẹp yên. Quả đúng như vậy, Thạch Sanh đem đàn ra gảy làm cho quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không còn nghĩ gì đến việc đánh nhau nữa. Cuối cùng, chúng phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh còn đem niêu cơm ăn hết lại đầy ra thết đãi những kẻ thua trận làm cho ai nấy đều khâm phục, từ bỏ ý định đánh chiếm nước Nam. Thấy vậy, nhà vua rất mừng vì đã tìm được con rể quý. Khi vua băng hà, ngài đã truyền ngôi cho Thạch Sanh. Nhân dân đời đời ca ngợi chàng.

Còn tôi, nay tuy vẫn chỉ mang kiếp bọ hung nhưng tôi cũng không oán thán gì. Bởi những tội ác mà tôi gây ra quá lớn. Hình phạt mà tôi chịu đựng là hết sức xứng đáng. Các bạn đừng ai học tôi thói bạc ác mà mang thân bọ hung suốt kiếp, các bạn nhé!

Bình luận (2)
TD
Xem chi tiết
LS
10 tháng 2 2022 lúc 17:50

Tham khảo

 

Nhân dịp kỷ niệm bảy mươi lăm năm ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9, em được bố mẹ cho ra thăm thủ đô Hà Nội. Đây là một chuyến đi rất bổ ích và ý nghĩa.

Mẹ đã chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dùng cần thiết cho chuyến đi từ mấy hôm trước. Sáng hôm sau, đúng bảy giờ, cả gia đình xuất phát. Từ quê em ra thủ đô Hà Nội mất khoảng hơn một tiếng. Ngồi trên xe, em ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Đường phố ở Hà Nội thật đông đúc, những hàng quán bên đường rất đẹp. Nơi đầu tiên gia đình em sẽ ghé thăm chính là lăng Bác.

Khi đến lăng Bác, em cảm nhận được bầu không khí vô cùng trang nghiêm. Mọi người đến viếng lăng rất đông. Từng dòng người nối nhau chờ để vào được viếng Bác. Họ đến từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc này. Dù bên ngoài khá nắng, nhưng em vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Em và bố mẹ cũng xếp hàng để được vào trong lăng. Khoảng một tiếng sau, gia đình của em mới vào được trong lăng. Bên trong lăng Bác khá lạnh. Các chú bộ đội ai cũng đứng gác rất nghiêm trang. Đây rồi, Bác Hồ đang nằm đó. Khuôn mặt Bác mới hiền từ làm sao. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Đôi môi thì như đang mỉm cười. Nhìn Bác nằm đó mà lòng em cảm thấy vô cùng kính trọng, tự hào.

 

Sau khi thăm lăng Bác, em còn được đi thăm hồ Gươm. Hồ nằm ở trung tâm của thành phố. Diện tích hồ khá rộng. Nước hồ trong xanh, phẳng lặng. Thỉnh thoảng những làn gió thổi khiến mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Bao bọc xung quanh hồ là những hàng cây cổ thụ đã được trồng từ lâu. Xung quanh hồ còn có đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, đài Nghiên mang vẻ cổ kính. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi. Ở giữa hồ là Tháp Rùa với kiến trúc rất độc đáo.

Sau chuyến đi này, em cảm thấy thêm yêu và tự hào về đất nước mình. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến đi cùng với bố mẹ nhiều hơn.

Bình luận (1)
TV
10 tháng 2 2022 lúc 17:54

tham khảo

Kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ thưởng cho một chuyến du lịch. Đây là lần đầu tiên tôi được đi đến biển chơi, nên em cảm thấy vô cùng háo hức và mong chờ. Em hy vọng sẽ có nhiều kỉ niệm đẹp cùng với bố mẹ.

Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Em cùng các bạn nhỏ cùng tuổi mình cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Sau khi đến khách sạn nhận phòng và cất đồ đạc. Mọi người cùng nhau đi ăn trưa, rồi nghỉ ngơi.

Buổi chiều, mọi người trong đoàn cùng đi tắm biển. Thật kì diệu! Em đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn.

 

Bờ biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Em cùng các bạn nhỏ mỗi người một chiếc phao, rồi nhảy xuống tắm biển. Nước biển mát lạnh khiến em cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển xong, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.

Thời gian trôi qua thật nhanh. Chuyến du lịch ba ngày hai đêm đã kết thúc. Nhưng em cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị ở đây. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy cùng với gia đình của mình.

Bình luận (3)
H24
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
KS
16 tháng 11 2017 lúc 19:50

bai 1

ối hôm đó, nàng út đang ngồi may áo cho chồng thì con nàng chạy đến bên cạnh. Bằng giọng nói ngây ngô, đứa con hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, tại sao cha lại tên là Sọ Dừa? Tụi bạn con cứ bảo cái tên ấy xấu ơi là xấu mẹ ạ!

Mỉm cười hiền từ, nàng út nhìn con âu yếm: “Tên của cha là do bà nội đặt cho. Xung quanh cái tên đó có rất nhiều chuyện kì lạ. Mẹ sẽ kể cho con nghe"

Đứa bé tròn mắt ngạc nhiên, ngồi im chờ đợi.

Ngày xưa, ông bà nội rất nghèo, phải đi làm thuê cho nhà phú ông - ông ngoại con. Ông bà nội hiền lành, chịu khó nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có một mụn con nên buồn lắm. Chính bởi vậy nên có lẽ trời đất thương tình mới tạo ra một chuyện lạ kì.

Một ngày nọ, trời nắng to, bà con vào rừng hái củi, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Chợt bà nhìn thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Chẳng ngờ khiến bà có mang cha con.

Thật là buồn, chẳng bao lâu sau vì tuổi già sức yếu nên ông con mất. Bà sinh ra cha con. Lúc đó cha không có hình dáng giống như bây giờ.

-  Thế hình dáng cha con thế nào hả mẹ?

-  Cha con không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì cha con lên tiếng.

-  Cha con vừa sinh ra mà đã nói được ạ. Thằng bé ngạc nhiên.

Nàng út mỉm cười. Đúng vậy. Cha con bảo: “Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Nghĩ lại thấy thương, bà con đành để cha lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa. Lớn lên cha con vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà chẳng làm được việc gì. Trông thấy con người khác mới tám tuổi đã biết chăn bò giúp cha mẹ, bà buồn lắm. Cha con biết chuyện nên cũng muốn đi chăn bò giúp bà. Ban đầu bà cũng lưỡng lự, sau thấy cha con cương quyết quá, bèn đến gặp ông ngoại con. Ông ngoại mới đầu không đồng ý vì ông nghĩ với hình dáng kì dị như vậy làm sao cha con chăn bò được nhưng sau lại đồng ý.

Khác với suy nghĩ cùa mọi người, cha con chăn bò rất giỏi. Hằng ngày cha lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng, ông ngoại mừng lắm.

Mẹ cũng nghe gia nhân trong nhà bàn tán nhiều về cha con nhưng cũng chưa có dịp gặp mặt. Thế rồi đến ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, mẹ và các chị thay phiên nhau đưa cơm cho cha con. Các bác của con vốn không ưa cha nên thường hắt hủi chàng. Mẹ thấy thương cảm cho cha nên đối xử với ông như với mọi người khác, không hề phân biệt.

Một hôm, cũng như mọi ngày, mẹ mang cơm đến chân đồi thì nghe thấy tiếng sáo véo von. Giữa nơi đồng không mông quạnh này tại sao lại có tiếng sáo hay đến vậy? Nghĩ thế nên mẹ rón rén bước lên, nấp vào bụi cây xem ai mà lại tài giỏi đến vậy. Mẹ rất ngạc nhiên khi trước mắt mình là một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Lúc đó mẹ không biết đó là cha con. Mải nghe tiếng sáo, mẹ lỡ chân đạp vào một cành khô. Nghe thấy tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy cha con ở đó. Nhiều lần như vậy, mẹ biết cha con không phải người phàm trần, mẹ đem lòng yêu cha, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho.

Dường như cũng hiểu tâm ý của mẹ nên cuối mùa, cha con về giục bà đến hỏi mẹ về làm vợ. Bà hết sức sửng sốt, nhưng cha con năn nỉ dữ quá nên đành chiều lòng. Bà đem buồng cau đến nhà ông ngoại. Ông ngoại con đương nhiên không đồng ý vì hình dáng cha con kì dị quá, nhà lại nghèo, ông ngoại sợ mẹ và các bác khổ. Ông ngoại mụốn bà nội từ bỏ ý định đó nên thách cưới rất nặng: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm. Nhưng ông ngoại không ngờ rằng những thứ đó không gâỵ khó khăn nổi cho cha. Đúng ngày hẹn, cha sai cả chục gia nhân khiêng lễ vật đến. Ông ngoại đành bằng lòng. Các bác con không ai muốn lấy cha, chỉ có mẹ đã yêu cha từ lâu nên đã ưng thuận theo cha con về làm vợ.

Trong ngày cưới của cha mẹ, một điều ngạc nhiên đã xảy ra. Cha con bỏ lớp sọ dừa, biến thành hình dáng đẹp đẽ như bây giờ. Mọi người ai ai cũng ngạc nhiên và sửng sốt. Mẹ vả bà có lẽ là hai người hạnh phúc nhất.

Cha và mẹ sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng cha con là bậc thần tiên, được trời cử xuống giúp dân giúp nước nên mẹ không thể luôn giữ ở mãi bên mình được. Cha con đã tu chí học tập và vào kinh ứng thí. Bằng tài năng của mình, cha đã đậu Trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi cha có cho mẹ một con dao, một hòn đá lửa và hai quả trứng gà. Mẹ không biết cha có ý gì nhưng vẫn nghe lời cha, đi đâu cũng mang theo bên mình.

Từ ngày cha con đi, mẹ ở nhà buồn nên thường đến chơi với các bác con. Một hôm, các bác rủ mẹ đi thuyền ra biển chơi. Mẹ vui vẻ đồng ý. Mẹ có ngờ đâu các bác con từ khi thấy mẹ và cha lấy nhau đã sinh lòng ghen ghét, luôn tìm cách hãm hại mẹ. Thuyền ra đến biển, nhân lúc mẹ không để ý, hai bác xô mẹ xuống nước. Khi mẹ đang chới với giữa dòng thì ở đâu xuất hiện một con cá kình rất to. Nó há miệng nuốt chửng lấy mẹ. Tuy rất hoảng sợ nhưng nhớ lời cha dặn, mẹ đem dao ra đâm chết cả, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt nước rồi dạt vào bờ. Mẹ mổ bụng cá chui ra thì thấy mình đang ở trên một hòn đảo hoang, không một bóng người. Thật may vì cha đã cho mẹ những vật dụng cần thiết để có thể sống sót trên đảo hoang. Mẹ lấy hai hòn đá cha cho cọ vào nhau, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua cứu. Cũng may mẹ có hai chú gà nở ra từ hai quả trứng mà cha cho mẹ làm bạn nếu không mẹ sẽ buồn lắm.

Một hôm, có một chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống mẹ nuôi gáy to ba lần: Ò ...ó...o...o....

Phài thuyền quan trạng rước cô tôi về. ”

Mẹ cũng như linh tính đó là thuyền cùa cha con nên vội chạy ra phía bờ biền. Quả nhiên đó là thuyền của cha con. Nghe tiếng gà kêu kì lạ, cha cho thuyền vào xem. Mẹ gặp lại cha vui mừng khôn xiết. Cha rất ngạc nhiên vì gặp mẹ nơi đảo hoang này. Khi nghe rõ sự tình, cha vô cùng tức giận, người bèn đưa mẹ về nhà, mở tiệc mừng. Bà con đều đến chia vui. Cha không cho mẹ ra ngay mà bảo mẹ ngồi đợi ở trong buồng. Các bác của con khi nghe tin cha con về vẫn không hay biêt mẹ cũng về theo nên tranh nhau đến gặp cha con, kể lại mọi việc và còn tỏ ra đau xót lắm. Mẹ không ngờ các chị lại ác với mình như vậy, mẹ buồn không thể nói được gì. Cha con tức giận lắm khi thấy thái độ đó. Cha bèn đưa mẹ ra giới thiệu với mọi người, hai bác lúc đó xẩu hổ quá bèn bò đi, đến giờ cũng không biết là đi đâu. Mẹ cũng đã tha thứ cho hai bác và rất mong gặp lại các bác ấy. Còn về phần mình, con thấy đấy, mẹ rất hạnh phúc khi sống cùng cha và càng hạnh phúc hơn khi giờ có thêm con - đứa con ngoan ngoãn bé bỏng của mẹ.

Vừa nói, nàng út vừa lấy tay xoa đầu con. Đứa bé cười tươi và nói: “Mẹ ơi, cha thật là cừ. Bây giờ con thấy không có cái tên nào hay hơn tên của cha đâu mẹ ạ!” Nàng út cười và ôm bé vào lòng.

bai 2

Tôi là Sơn Tinh sống ở vùng núi Tản Viên hùng vĩ. Nay, nhìn thấy cảnh bà con nô nức làm ăn, cánh đồng vàng óng bởi những bông lúa chín, nhưng cây trái chín tỏa hương thơm ngào ngát. Tôi lại nhớ đến cảnh nhiều năm về trước tôi đến cầu hôn nàng Mị Nương. Hôm nay, tôi sẽ kể lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh mà từ xưa người đời vẫn truyền tai nhau đến thời đại bây giờ.

Hôm đó, vào một buổi sáng đẹp trời, chim chóc hót líu lo, kinh thành Phong Châu tràn ngập nắng vàng. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, tôi bèn sửa soạn trang phục rồi chọn con bạch hổ mà tôi ưng ý nhất đến cầu hôn Mị Nương. Vừa đến nơi, tôi đã thấy quang cảnh các tráng sĩ đang đua nhau so tài. Đến lượt mình, tôi uy nghi bước vào sân rồng. Tôi vẫy tay về đông, phía đông nổi cồn bãi, tôi vẫy tay về phía Tây, phía tây nổi lên từng dãy núi đồi. Vua Hùng cùng các Lạc Hầu vỗ tay nồng nhiệt. Bỗng nhiên, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm nổi lên từng hồi trống, chớp như từng nét dao rạch ngang bầu trời. Thủy Tinh cưỡi một chú rồng đen đi ra từ đằng sau đám mây đen. Hắn bước xuống sân rồng, đôi mắt hắn sáng ngời, bộ râu ria xanh quăn sì, hắn khoác một chiếc áo vảy cá lấp lánh. Chỉ cần múa vài đường quyền giông bão thi nhau chút mưa xuống mặt đất, cây cối giờ đây đã nghiêng ngả hết chỗ này sang chỗ khác. Tôi bèn làm phép gọi nắng đến để xua tan mây đen, làm cho cây cối đứng thẳng lại. Sau khi vua Hùng bàn bạc cùng các Lạc Hầu, vua phán:

– Trong tất cả những người tham dự buổi kén rể của ta hôm nay, ta thấy cả hai chàng Sơn Tinh và Thủy tinh đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái biết gả cho người nào. Thôi thì ngày mai, người nào mang sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Chúng tôi hỏi sính lễ gồm có những gì, đức vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”

Sáng sớm hôm sau, tôi cùng dân làng đem đủ sính lễ đến cầu hôn Mị Nương. Tôi đã đến sớm hơn Thủy tinh và cùng dân làng rước nàng Mị Nương về núi. Đang đi, tôi thấy Thủy tinh cữoi rồng đen xuất hiện đằng sau đám mây đen, phía dưới hắn là đoàn tùy tùng hậm hực đuổi theo sau chúng tôi. Hắn kéo mưa xuống, nước dâng lên, nhiều thấy cảnh bà con chạy loạn lên núi chạy lũ lụt thấy chua xót làm sao, tôi bèn dùng phép bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy đất ngăn dòng nước lũ. Nước dâng lên đến đâu đồi núi dâng lên đến đấy. Chúng tôi cứ thế đánh nhau hàng tháng trời. Cuối cùng, sức Thủy Tinh cũng đã kiệt mà tôi thì vẫn vững vàng, hắn bèn rút quân và biến thành con thuồng luồng rồi lủi mất.

Hàng năm, cứ đến mùa này, Thủy tinh lại bắt đầu dâng nước lên đánh tôi để đòi nàng Mị Nương. Lực lượng của hắn ngày càng hùng hậu hơn. Nhưng với tinh thần yêu nước, thương nòi, đùm bọc nhau của dân tộc Việt Nam tôi tin rằng chúng tôi sẽ vững vàng chống lại hắn, bảo vệ nhân dân và nàng Mị Nương. Đến ngày nay, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh vẫn được các thế hệ truyền lưu truyền nhằm dăn dạy con cháu phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải kiên cường, đoàn kết để chống lại sức mạnh của thiên nhiên.

 
Bình luận (0)
KT
22 tháng 9 2018 lúc 23:25

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

Bình luận (0)
AB
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
DM
14 tháng 10 2023 lúc 19:52

:)

 

Bình luận (0)