Những câu hỏi liên quan
NV
Xem chi tiết
H24
13 tháng 12 2021 lúc 21:43

Tham Khảo:

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được chúng ta biết đến với tư cách là một nhà chính trị gia xuất sắc. Đồng thời, Người cũng được biết đến là một nhà văn lỗi lạc. Tâm hồn nghệ sĩ và trái tim chiến sĩ dung hòa làm một tạo nên Hồ Chí Minh không thể nào được lặp lại. Những điều đó thầm nhuần trong các sáng tác của người. Trong đó, không thể không nhắc đến bài thơ Rằm tháng giêng.

 

Bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt - một thể thơ trung đại vô cùng quen thuộc. Hai câu thơ đầu, tâm hồn nghệ sĩ được thoải mái rộng mở, hô ứng với cảnh xuân vời vợi.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Chính giữa đêm khuya, trăng tròn vành vạnh, là thời điểm lãng mạn nhất của một đêm trăng. Còn gì bằng, thi sĩ ngồi trên chiếc thuyền lênh đênh trên dòng sông mà ngắm nghía cái vẻ đẹp tròn đầy của trăng. Và lại càng đẹp hơn khi đêm trăng đó lại chính là một đêm xuân. Xuân ngự trị trên cả bức tranh phong cảnh. Sắc xuân như men rượu làm người say, mà cảnh cũng say theo. Khiến dòng sông, bầu trời nhuốm đầy vẻ xuân. Tác giả dùng liên tiếp ba chữ xuân trong một câu thơ bảy chữ khiến sắc xuân phơi phới, dồn dập, đầy ắp đến tràn đầy. Hơi men mùa xuân loang ra trên dòng sông, trên mây trời, trên ánh trăng, xóa nhòa đi mọi khoảng cách. Khiến bầu trời như hòa làm một với dòng sông. Tất cả là một chiều không gian đương lúc xuân thì. Thật là một cảnh đẹp hiếm có. Khiến cho trái tim người nghệ sĩ vì thế phải say sưa.

Thế nhưng trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời ấy, người nghệ sĩ vẫn không bỏ quên đi nhiệm vụ cao cả của mình, không quên đi phần còn lại của con người mình: đó là một người chiến sĩ. Những con người xuất hiện trong câu thơ thông qua hình ảnh “đàm quân sự”. Dù cảnh sắc mùa xuân hữu tình hấp dẫn đến như vậy, nhưng những người chiến sĩ vẫn một lòng tập trung vào công việc. Họ hăng say, chuyên tâm nghiên cứu những đường lối, chính sách phục vụ cho công cuộc chiến đấu của dân tộc đến quên cả thời gian, quên cả không gian.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dù đêm đã rất khuya, dù cảnh sắc thiên nhiên vô cùng hấp dẫn, thì cũng không thể nào làm lung lay ý chí của người chiến sĩ ở trong chiếc thuyền kia được. Chính vì đêm khuya, nên ánh trăng chính viên, trải đầy ánh ngọc ánh ngà lên lướt cả con thuyền, dát bạc cả dòng sông. Và cũng có lẽ, đó chính là ánh sáng của tương lai rạng ngời phía trước. Rằng chiến dịch rồi sẽ thành công vang dội, người dân rồi sẽ nô nức vui mừng độc lập, nhờ có những người chiến sĩ một lòng vì nước vì dân mà quên đi tất cả trong chiếc thuyền ngoài kia.

 

Bài thơ Rằm tháng giêng đã khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng thơ mộng, hữu tình, khắc họa chân dung một người nghệ sĩ với tâm hồn nhạy cảm trong Hồ Chủ tịch. Nhưng đồng thời, hình ảnh người chiến sĩ Hồ Chí Minh cũng hiện lên rõ nét qua hình ảnh con người đàm quân sự. Như vậy, chiến sĩ - nghệ sĩ - hai con người tưởng như đối lập nay đã được dung hòa làm một, thể hiện trong một tác phẩm thơ. Nhờ đó, tạo nên một tác phẩm thơ thành công như Rằm tháng giêng.

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
NA
11 tháng 12 2020 lúc 21:26

undefinedundefined

Bình luận (0)
NA
11 tháng 12 2020 lúc 21:27

chữ mình xấu mong bạn thông cảm bucminh

 

Bình luận (1)
NT
Xem chi tiết
DL
20 tháng 1 2022 lúc 7:14

giờ cần gấp mik ko kịp bạn  ơi

Bình luận (0)
CA
Xem chi tiết

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng

Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài thơ Rằm tháng giêng.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng
1. Hai câu thơ đầu (Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên)

Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuânTâm hồn Bác hòa quyện với cảnh thiên nhiên nên thơ và hữu tình của đêm trăng rằmTình yêu thiên nhiên, đất nước nồng nàn

2. Hai câu thơ cuối(Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.)

Một hình ảnh rất thơ mộng, lãng mạn, tươi sángPhong thái rất lạc quan, ung dung của Bác và lòng tin vào tương lai tươi sáng của BacNghệ thuật ẩn dụ đặc sắc

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Rằm tháng giêng
Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nghĩ của em về bài thơ Rằm tháng giêng” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Hoc tot!!!

Bình luận (0)
PG
10 tháng 12 2018 lúc 13:09

I/Mở bài: - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ (là một vị lãnh tụ, nhà thơ, nhà thi sĩ,....)
- Giới thiệu bài thơ "Rằm tháng giêng" và cảm nghĩ của em về bài thơ.

Rằm Tháng Giêng,Rằm tháng Giêng - Hồ Chí Minh

II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân.
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy, ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng, điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối, sông nước, bầu trời, mây gió,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh, gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen, sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...
Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy, giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước, việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn "mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền, trăng tràn ngập khắp nơi, tràn cả không gian rộng lớn, vẫn chờ, vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm, biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ, ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp, hiểu thêm tấm lòng yêu dân, yêu nước, yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc

Bình luận (0)
CA
13 tháng 12 2018 lúc 12:55

mk ko biết nên k cho ai????????????????????????????????????????

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
20 tháng 1 2022 lúc 22:39

Tham Khảo

A. Mở bài

Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ qua Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

B. Thân bài

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bài thơ:Đọc bài thơ bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta như lạc vào một nơi thiên nhiên đep đẽ, nên thơ,khoáng đạt, dịu mát,cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình;ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng,du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm....Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kỳ thú và nên thơ làm sao!

Cảnh sắc thiên nhiên là suối,đá,thông,trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế! Nó là tiếng đàn muôn điệu,là nơi con người gần gũi giao hòa với thiên nhiên,thả hồn mình với những vần thơ (dẫn chứng)

Đến với bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp, thơ mộng;ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống.Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái.Cảnh núi rừng ở đây không có đá ,rêu,thông,trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng từ sông nước trời mây.Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong bài Bài ca Côn Sơn mà còn làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân,vì nước (dẫn chứng)

Trình bày những cảm xúc,liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn các nhà thơ qua 2 bài thơ:Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ ,nhà thi sĩ Nguyễn Trãi:chủ động đến với thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên,yêu nhiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách,bản lĩnh kiên cường,phong thái ung dung tự tại.Ta chân trọng tâm hồn trong sạch,thanh cao qua cách xưng hô,giọng điệu, hành động,và hình ảnh thiên nhiên (dẫn chứng)Bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ của mình về tâm hồn nhà thơ,chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài Rằm tháng giêng:đó là tình yêu thiên nhiên,lòng yêu quê hương thiết tha.Cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì người càng lo lắng viêc quân sự,sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác (dẫn chứng)

C. Kết bài

Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
H24
22 tháng 11 2019 lúc 21:01

em thây đây là một tác phẩm rất tuyệt .Hết

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VL
22 tháng 11 2019 lúc 21:04

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác HỒ

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LH
Xem chi tiết
TP
19 tháng 12 2021 lúc 20:07

Tham khảo

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

Bình luận (0)
MN
19 tháng 12 2021 lúc 20:09

Em tham khảo:

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà.

 

Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, bước sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,”

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

“Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;”

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ “Giữa dòng bàn bạc việc quân” cho thấy tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối cùng: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” gợi ra hình ảnh con thuyền là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết