Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
LQ
15 tháng 12 2020 lúc 22:37

Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm. Biển hiện của hiện tượng lười học là ngôi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.Những việc làm đó gây nên rất nhiều hậu quả to lớn đối với bản thân và toàn xã hội. Khi các bạn học sinh đó lười học sẽ bị hổng kiến thức, kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến thành tích của lớp, của nhà trường cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không những thế, việc làm đó còn làm cho cha mẹ chúng ta buồn lòng. Còn những bạn ham chơi điện tử, đua đòi thì sẽ làm cho kinh tế của gia đình bị hao hụt. Nhiều bạn như thế thì sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn kinh tế của nhà nước. Khi các bạn không học, đua đòi thì sẽ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc gây nên nhiều tệ nạn xã hội cho đất nước ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Bản thân là một học sinh, em sẽ cố gắng trở thành một học sinh nghiêm túc, không lười biếng trong học tập

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TL
14 tháng 12 2020 lúc 21:19

Tình trạng học tập của các bạn học sinh hiện nay càng ngày càng sa sút. Do lớn đã suy nghĩ nông nổi, bị dụ dỗ rồi mắc phải các tệ nạn xã hội như: ma túy, bia rượu, thuốc lá,...Học sinh thời nay đã có rất nhiều các biểu hiện mắc phải các tệ nạn. Có những học sinh thì hút ma túy, hít cỏ,... nhưng tình trạng hút thuốc lá ở lứa tuổi học sinh cấp 2 và cấp 3 xảy ra rát nhiều. Có những bạn mang cả thuốc la đến trường và hút nhưng thầy cô phát hiện và tịch thu, baos cáo cho phụ huynh. Chất nghiện đã ngấm vào máu khiến các bạn không thể ngừng việc này. Khoa học phát triển đã không ngừng sản xuất ra những thứ văn minh, sáng tạo hơn rất nhiều cái mà trẻ thích thú nhát là thuốc lá điện tử. Trong dung dịch thuốc lá điện tử còn : glycerin, propylene glycol và hương liệu ( trên 15,500 các loại hương liệu). Propylene glycol (mặc dù được coi là an toàn trong thực phẩm nhưng không phải để hít)  thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi. Các chất ngấm vào cơ thể làm hại cho cơ thể(khác với thuôc slaf thường là nó không làm ảnh hưởng tới người xung quanh). Tình trạng hút rất nhiều người ta đã thống kê như sau: năm 2019, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở nhóm học sinh tuổi từ 13-17 tại Việt Nam là 2,6%. Thuốc lá gây bệnh tật và tử vong  50% số người hút thuốc lá trưởng thành. ... Theo điều tra sức khoẻ học đường 2019: tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử độ tuổi 13-17 là 2,6%.  Nhằm hạn chế tình trạng học sinh hút thuốc lá cần có nhiều buổi sinh hoạt hướng đến những hình ảnh về lối sống khoẻ mạnh và tích cực thu hút các em tham gia. Không ai có thể lường hết tác hại của thuốc lá gây ra, đặc biệt đối với học sinh. Để ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá ở học sinh là việc làm cấp bách của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội.

Chúc bạn học tốt tuy hơi dài ( có chỗ mk phải tham khảo những số liệu cụ thể ở trên mạng) Nhơi cho mk tick nếu đúng nha!!!!!!!!!!!!!leuleu

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NL
14 tháng 12 2020 lúc 20:54

Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.Nói chuyện riêng trong lớp lúc đầu chỉ là dăm ba câu chuyện tầm phào, nhưng dần chuyển sang bàn tán nói “xấu người khác sau lưng”. Các em nghĩ thế nào khi nếu bạn mình vô tình biết được nội dung câu chuyện đó hoặc bạn mình cũng nói về mình như thế?Nói chuyện riêng trong lớp chỉ đem lại kết quả xấu đúng không các em? Nó không chỉ ảnh hưởng đến mình, bạn mình, lớp mình và cả uy tín của nhà trường nữa. Thế mà nhiều em chưa nhận ra, có những em đã nhận ra nhưng vẫn cố tình mắc phải. Có một bạn học sinh nói với rằng: “ Ai nói chuyện riêng trong lớp là thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè và chính bản thân mình”. Cô nghĩ câu nhận xét này của bạn khiến những ai hay nói chuyện riêng trong lớp cần phải suy nghĩ lại.Vậy để loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp chúng ta phải làm như thế nào? Đầu tiên mỗi học sinh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập của học sinh. Thứ hai chúng ta cần phải rèn luyện từ bỏ thói quen xấu bằng cách chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài học. Còn nữa tất cả các em cần hỗ trợ thầy cô giảng dạy bộ môn, cô giáo chủ nhiệm, cán bộ lớp và cả bản thân kiên quyết loại trừ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ có những giờ học hiệu quả hơn."

Bình luận (1)
PM
4 tháng 5 2022 lúc 22:16

I. Mở bài:
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì ? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.
2. Biểu hiện:
Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.
3. Tác hại:
– Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung:
+ “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.
+ Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu.
+ Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục… lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.
4. Nguyên nhân:
– Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
+ Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng” . Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ.
+ Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ.
+ Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.
5. Ý kiến đánh giá, bình luận:
– Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.
– Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
III. Kết bài:
Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với “Nói tục chửi thề”

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
H24
15 tháng 12 2020 lúc 9:05

Dân gian có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Đúng vậy, trong cuộc sống hằng ngày lời chào hỏi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, ta cần hiểu chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện, quen biết, đồng thời là một phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm.Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng hiện nay, vẫn tồn tại một bộ phận người dân hay cụ thể hơn là học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước đang đi ngược lại với văn hóa tốt đẹp này. Họ cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại có những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy? Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Tại sao học sinh bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy? Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa nhập mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra.  Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Một lời chào tuy giản đơn nhưng mang lại thật nhiều lợi ích. Nhưng đáng tiếc thay một bộ phận học sinh ngày nay đang quên mất điều đó. Vì vậy, không bây giờ thì bao giờ hãy tự tạo cho mình kĩ năng chào hỏi, một kĩ năng sống vô cùng cần thiết trên con đường đời, các bạn học sinh nhé!

 

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
H24
15 tháng 12 2020 lúc 9:06

Dân gian có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Đúng vậy, trong cuộc sống hằng ngày lời chào hỏi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, ta cần hiểu chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện, quen biết, đồng thời là một phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm.Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng hiện nay, vẫn tồn tại một bộ phận người dân hay cụ thể hơn là học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước đang đi ngược lại với văn hóa tốt đẹp này. Họ cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại có những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy? Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Tại sao học sinh bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy? Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa nhập mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra.  Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Một lời chào tuy giản đơn nhưng mang lại thật nhiều lợi ích. Nhưng đáng tiếc thay một bộ phận học sinh ngày nay đang quên mất điều đó. Vì vậy, không bây giờ thì bao giờ hãy tự tạo cho mình kĩ năng chào hỏi, một kĩ năng sống vô cùng cần thiết trên con đường đời, các bạn học sinh nhé!

Bình luận (0)
KH
Xem chi tiết
H24
8 tháng 4 2022 lúc 12:34

Theo thống kê, đối tượng phạm tội có liên quan đến Game Online ngày càng tăng cao. Không những trẻ hoá về độ tuổi mà mức độ phạm tội ko ngừng tăng cao. Hiện trạng đó gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh trong vấn đề giáo dục con trẻ và cảnh báo xã hội về sự nguy hại khôn lường của Game Online. Có thể khẳng định, Game Online mang đến những tai hoạ khủng khiếp chỉ đứng sau vấn nạn ma túy

Online Game hay trò trò chơi trực tuyến là một dạng trò chơi được chơi thông qua mạng máy tính có kết nối internet, có tương tác giữa người chơi với nhau, hay giữa người chơi với hệ thống máy chủ (server) của trò chơi trong thời gian thự. Mục đích của nhà lập trình Game Online là thu hút người chơi nhằm thu về lợi ích từ việc tải hoặc chơi của người dùng.

Thế nhưng có một số không ít người bạn trẻ, nhất là ở lứa tuổi học sinh lạm dụng game online quá mức. Họ bỏ bê việc học, gia đình, …Không những thế còn bất chấp vi phạm pháp luật một cách không kiểm soát. Chính vì thế, học sinh ngày càng hiện tượng nghiện game hơn, sa đà vào các trò giải trí vô bổ.

Tác hại của hiện tượng nghiện Game Online là rất nghiêm trọng. Bản chất của rất nhiều chương trình Game Online là thu hút người chơi. Bởi thế, trong game luôn có các yếu tố nhạy cảm như: tính đồi trụy (nhân vật có trang phục hở hang), tính bạo lực (cảnh đâm chém, máu và xác chết), tính kinh dị (hình tượng nhân vật dị dạng đáng sợ). Bởi thế, dù nhìn nhận ở góc độ nào, Game online là một trò chơi vô cùng nguy hại. Có thể điểm qua một vài Game Online đang làm điên đảo giới trẻ hiện nay như: The Elders Scroll Online (Trưởng Lão), Đột kích, Liên minh huyền thoại, Cửu Châu Tam Quốc, Tiên Kiếm, …

Thứ nhất là đối với chính bản thân người chơi. Nó sẽ làm cho họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tình thần, công việc và vấn đề pháp luật. nhiều bạn trẻ lao vào Game không ngại thức khuya dậy sớm, tinh thần lúc nào cũng nghĩ về Game để đến nỗi sức khỏe suy kiệt, tinh thần hoang tưởng, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng.

Thứ hai là đối với gia đình và xã hội. Nghiện Game Online sẽ làm cho nhân cách, đạo đức, cách hành xử của con người trở nên tệ đi. Do khi chơi quá lâu, nhân cách của người chơi sẽ bị thay đổi theo như những hành động của các nhân vật trong game. Hơn thế nữa, nó còn tập cho ta những suy nghĩ không tốt, đồng thời làm cho đạo đức của chúng ta bị suy tồi, trở nên bạo lực và ảo tưởng. Việc đó sẽ dẫn đến cho ta có các hành vi không tốt trong gia đình, ra đời thì dễ bị khiêu khích, dễ dẫn đến xung đột với người ngoài.

Dù hết sức tinh vi, tuy nhiên, nghiện game online cũng không phải là không có cách cai nghiện. Chỉ cần chúng ta tập trung, để hết tâm trí, thời gian của mình vào việc học thì ta sẽ tránh xa được các cám dỗ mà game online mang đến.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải rèn luyện đạo đức, tránh bị game onl đầu độc tâm hồn, trí não mà thay vào đó phải cần có nhận thức được các hậu quả nghiêm trọng mà game online mang lại để tránh. Đồng thời, hoạt động thể thao cũng là một cách tốt để cho chúng ta lảng tránh việc chơi game. Bên cạnh đó, chơi thể thao còn mang lại cho ta sức khỏe lẫn tinh thần và một số đức tính cần thiết cho chúng ta như: tính kiên trì, bản lĩnh vượt lên chính mình…

Không thể phủ nhận vẫn có những game online có thể giúp chúng ta giải trí, bên cạnh đó cũng có một số loại game giúp ta phát triển tính sáng tạo, phản xạ nhanh và trí thông minh. Nhưng đồng thời, một số dòng game có nội dung đồi trụy, làm cho tâm hồn và đầu óc ta bị đen tối, lúc nào cũng suy nghĩ về các vấn đề vô bổ, không có ích cho đời sống.

Thế nên, khi chơi game, chúng ta cũng cần phải có sự chọn lọc và lựa chọn đúng thể loại game để chơi sao cho hợp lý. Đồng thời, ta cũng cần phải biết đặt ra một khoảng thời gian để chơi sao cho phù hợp, tránh chơi quá nhiều để không bị lún sâu vào trò chơi. Và gia đình cũng cần phải có trách nhiệm để nhắc con em mình học tập, chơi thể thao, giáo dục cho con những tác hại mà game mang lại. Về phần nhà trường thì nên tổ chức các hoạt động lành mạnh để học sinh giam gia, vừa vui chơi giải trí, vừa học thêm được nhiều kiến thức lành mạnh. Nhà nước thì cần phải bắt các nhà lập trình nên các game có nội dung đồi bại , làm hư hỏng tâm hồn của mọi người.

Hiện tượng nghiện Game Online của học sinh hiện nay đã tăng đến mức báo động. không chỉ đơn giản là không thể dứt bỏ mà chính việc nghiện game đã dẫn đến các hành vi lệch lạc của học sinh và giới trẻ. Cùng với sự suy thoái về nền tảng đạo đức xã hội, nghiện game online đang đẩy học sinh vào các vấn nạn xã hội nguy hiểm khôn lường.

Khắc phục hiện tượng mê game online của giới trẻ là một là một nhiệm vụ cần thực hiện quyết liệt ngay bây giờ. Nếu không việc đó sẽ làm cho đất nước chúng ta suy thoái, mất đi các nhân tài, tài năng trẻ, bỏ cả tuổi trẻ quý giá vào các trò game vô bổ, không hữu ích gì mà không lường trước được các tác hại khôn lường mà nó mang lại.

Bình luận (2)
TG
8 tháng 4 2022 lúc 12:37

Bạn dựa vào dàn ý này nha:

MB:

-Giới thiệu về tình hình nghiện trò chơi điện tử của học sinh hiện nay.

+Như chúng ta đã biết , bây giờ có rất nhiều bạn học sinh bị "nghiện điện tử"

TB:

-Nêu tác hại của việc nghiện điện tử

+Nghiện điện tử sẽ ảnh hưởng đến việc học hành

+Nghiện điện tử khiến chúng ta bị các bệnh về mắt

+Nghiện điện tử sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta.

+....

-Đưa ra các giải pháp:

+Chúng ta có thể được chơi điện tử nhưng hãy chơi có mức độ của nó.

+Gia đình phải kiểm soát,giám sát trong việc trẻ em sử dụng internet 

+...

KB:

-Khái quát lại vấn đề

-Liên hệ với bản thân

 

Bình luận (0)
PH
8 tháng 4 2022 lúc 12:43

Chúng ta đang sống trong xã hội thông tin, thời đại công nghệ 4.0 đã thay đổi mọi mặt của cuộc sống, thế nhưng bên cạnh những tiện ích không thể phủ nhận thì sự phát triển của công nghệ cũng làm nảy sinh nhiều tệ nạn tiêu cực, một trong số đó là nghiện game online. Game online là những trò chơi điện tử mà người chơi có thể dễ dàng tham gia khi có một chiếc điện thoại, máy tính có kết nối internet. Nghiện game lại là hiện tượng tâm lí rối loạn khi người chơi dành quá nhiều thời gian, tâm trí cho những trò chơi tiêu khiển. Nghiện game xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên và học sinh. Không chỉ gây lãng phí thời gian, tiêu tốn nhiều tiền bạc mà nghiện game còn khiến cho con sa sút trong học tập, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Đã có không ít những trường hợp trốn học, nói dói, lấy trộm tiền của bố mẹ để chơi game ở những bạn học sinh. Đây là một thực trạng đáng buồn và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh. Tình trạng nghiện game xuất hiện nhiều ở học sinh bên cạnh do tâm lí ham vui của người chơi còn có một phần trách nhiệm của phụ huynh khi đã lỏng lẻo trong việc quản lí, giáo dục con. Game online vốn là những trò chơi giải trí nhằm giúp con người giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống. Thế nhưng việc lạm dụng game, đặc biệt là các dòng game bạo lực lại là hành động đáng lên án. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức rõ được vai trò cũng như tác động tiêu cực nếu lạm dụng quá mức việc chơi game. Hãy chơi game như một hình thức thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi, phải biết lựa chọn những trò chơi lành mạnh và quản lí được quỹ thời gian của bản thân để game online trở thành công cụ giải trí hữu ích thay vì một thứ "thuốc độc" hủy hoại cuộc sống, tương lai của chúng ta.

Bình luận (0)
RD
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
15 tháng 12 2020 lúc 9:11

Tục ngữ có câu “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Đầu tóc, vẻ bề ngoài, trang phục thể hiện được tính cách, văn hoá của một người. Chính vì vậy, việc chọn trang phục đối với mỗi người là rất quan trọng, đặc biệt là trang phục của học sinh ngày nay. Trang phục bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và những phụ kiện đi kèm như vòng tay, vòng cổ,… Trang phục của học sinh là bộ quần áo đồng phục khi đi học; là những bộ quần áo đơn giản, hợp lứa tuổi khi ở nhà, đi chơi. Nhưng ngày nay, rất nhiều học sinh ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Những bộ đồng phục giúp những học sinh dù giàu hay nghèo cũng trở nên bình đẳng. Thế nhưng, nhiều học sinh dù giàu hay nghèo muốn “chơi trội”, khi đến trường thì làm cho những bộ đồng phục trở nên “biến dị”. Những chiếc quần đồng phục được cắt sửa, bó sát vào cơ thể, những chiếc váy đồng phục thì được cắt cho thật ngắn. Còn khi ở nhà, đi chơi, những bộ trang phục càng trở nên lố lăng hơn. Những nữ sinh “thuỳ mị” thì mặc những cái quần bó gấu, rách, hay những chiếc quần soóc siêu ngắn, những chiếc áo dây hở hang, trên mặt thì trang điểm thật đậm, chân đi những đôi guốc siêu cao. Còn nam sinh thì mặc những chiếc quần mài, rách, đôi khi còn có cả vết săm trên người. Nguyên nhân của hiện tượng này thì có rất nhiều, công nghệ thông tin phát triển đồng nghĩa với việc con người tiếp xúc nhiều hơn với mạng thông tin. Học sinh cũng vậy, tiếp xúc với những điều tốt và cả xấu. Điều đó cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới cách ăn mặc của học sinh ngày nay. Có những cô cậu học trò muốn thể hiện mình đẹp, giỏi và muốn thể hiện “đẳng cấp”, họ đã đua đòi, học thói hư, tật xấu, ăn mặc sao cho thật mốt, sành điệu để trở thành “công chúa, hoàng tử xinh đẹp”. Họ không hiểu rằng ăn mặc như vậy tuy mốt nhưng rất lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Cũng có những người bị bạn bè lôi kéo, rủ rê trở nên ăn chơi, đánh mất bản thân, lúc nào cũng đua đòi làm đẹp, sành điệu. Cách ăn mặc tưởng chừng là “đẹp” ấy lại đem lại rất nhiều tác hại… Trang phục phản ánh văn hoá, nhân cách của mỗi con người. Đánh giá một người là học sinh ngoan giỏi đâu phải chỉ đánh giá học lực mà đạo đức còn vô cùng quan trọng. Có người tuy học giỏi nhưng ăn mặc lố lăng, lôi thôi thì chẳng ai thấy thiện cảm, chỉ muốn tránh xa. Hơn nữa, việc chạy theo mốt còn khiến ta gặp bao tác hại khác. Chạy theo mốt khiến cho kinh tế gia đình tốn kém. Rồi việc chạy theo mốt tốn nhiều thời gian, không còn thời gian để học tập, việc học hành lơ là, giảm sút, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của bản thân, vừa khiến bố mẹ lo lắng, đau lòng. Mỗi chúng ta, là học sinh, đã có ý thức, suy nghĩ, hiểu biết, phải luôn biết cách chọn trang phục. Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự trong sáng của tuổi học trò và phải phù hợp với kinh tế gia đình. Mỗi người phải biết suy xét thật kĩ trước khi lựa chọn, mua trang phục. Học sinh không nẽn đua đòi, chạy theo mốt này, mốt nọ, phải có suy nghĩ đúng đắn về trang phục. Hơn nữa, nhà trường cần phải nghiêm ngặt hơn trong việc quản lí học sinh về trang phục, nhân cách. Gia đình cũng cần quan tâm hơn về cách ăn mặc của con cái. Hãy ăn mặc thật đơn giản, phù hợp mà lại thật đẹp, các bạn nhé!

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết