Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
ND
1 tháng 2 2024 lúc 2:01

" Bạn ơi, giờ thể dục là giờ để mình vận động cơ thể, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đó. Tập thể dục giúp mình khỏe mạnh, dẻo dai, giảm căng thẳng, mệt mỏi, phòng chống bệnh tật nữa. Bạn thử nghĩ xem, nếu mình không tập thể dục, sau này mình sẽ yếu ớt, dễ ốm, không thể chơi thể thao hay tham gia các hoạt động ngoài trời. Bạn thấy sao? "Nếu bạn ngại tham gia các hoạt động thể thao tập thể, bạn có thể tìm một môn thể thao mà mình thích và phù hợp với khả năng của mình. Ví dụ, bạn thích đọc sách, bạn có thể tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, thiền, bơi lội,... Những môn thể thao này không đòi hỏi nhiều kỹ năng vận động mà vẫn giúp bạn rèn luyện sức khỏe và tinh thần. "Bạn đừng ngại tham gia các hoạt động thể dục, thể thao nhé. Tập thể dục thực sự rất thú vị và bổ ích. Mình tin rằng nếu bạn vượt qua sự ngại ngùng của bản thân, bạn sẽ có một sức khỏe tốt và một tinh thần sảng khoái.".

Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ND
1 tháng 2 2024 lúc 2:41

Lời khuyên của em: " Cậu à, dù có bận tới đâu thì cậu cũng dành ra thời gian để dọn phòng và rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp cậu nhé. Hiện tại phòng quá bừa bộn, cậu tìm đồ mãi không ra, đấy chính là hậu quả đấy. Vậy nên cậu hãy cố gắng dọn phòng và tập thói quen gọn gàng và ngăn nắp nhé".

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
2 tháng 2 2024 lúc 23:51

Lời khuyên của em: 

"Trời đã tối muộn rồi, quần áo phơi ngoài sân vẫn chưa được gấp. Mẹ đang rất buồn vì điều đó. Bạn ơi, hãy tắt tivi và gấp quần áo đi nào. Việc gấp quần áo không mất nhiều thời gian đâu. Khi bạn giúp mẹ làm việc nhà, mẹ sẽ rất vui và hạnh phúc. Hơn nữa, đây là việc bạn nên làm để chia sẻ trách nhiệm với gia đình. Hãy gấp quần áo gọn gàng và cất vào tủ nhé. Sau đó, bạn có thể quay lại xem tivi hoặc làm việc khác. Bạn ngoan ngoãn và biết giúp đỡ mẹ như vậy, mẹ sẽ rất tự hào về bạn."

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
31 tháng 1 2024 lúc 22:43

Lời khuyên của em: " Mình biết các bạn rất thích đá bóng. Tuy nhiên, việc các bạn cởi áo vứt xuống sân trường là không vệ sinh và không tôn trọng người khác. Quần áo của các bạn có thể bị dính bẩn và gây mất vệ sinh cho sân trường. Ngoài ra, việc này cũng có thể gây nguy hiểm cho các bạn khi chơi bóng. Mình khuyên các bạn nên thay đổi thói quen này. Các bạn có thể cởi áo ra để đá bóng, nhưng hãy gấp gọn áo lại và cất ở một nơi an toàn".

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
QL
17 tháng 12 2023 lúc 12:57

Đề 1. Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một.

Chọn bài Chiến thắng Mtao Mxây: Phân tích nhân vật Đăm Săn.

Đến với đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, người đọc sẽ thấy được hình ảnh Đăm Săn - một con người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc.

Đăm Săn trong cuộc chiến đấu với Mtao Mxây hiện lên là một võ sĩ dũng cảm, tài năng và có sức mạnh phi thường lấn át cả kẻ thù. Nghe tin vợ mình bị bắt, Đăm Săn tức tốc trở về, đem quan đến đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Đăm Săn đã khiêu chiến với Mtao Mxây vì hắn cướp vợ của chàng là Hơ Nhị. Điều này chứng tỏ Đăm Săn là một người coi trọng danh dự cá nhân cũng như danh dự cộng đồng. Khi Đăm Săn đem quân đến, Mtao Mxay luôn tìm cách phòng thủ. Để dụ hắn ra chiến đấu, Đăm Săn liên tiếp đe dọa: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy”, “ta sẽ lấy cái sàn hiện của nhà ngươi ta bổ đôi”, “lấy cầu thang… ta chẻ ra kéo lửa”, “ta hun cái nhà của nhà ngươi”. Nhưng Mtao Mxây lại tìm cách khiêu khích: “Mtao Mxây: “tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta”, vì thực ra hắn đang sợ hãi: “ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”. Trước lời đe dọa của Đăm Săn, hắn buộc phải ra chiến đấu. 

Sau khi kết thúc trận chiến, Đăm Săn kêu gọi binh lính, đầy tớ của Mtao Mxây đi theo mình cùng nhau xây dựng một cộng đồng lớn mạnh hơn. Khung cảnh ăn mừng chiến thắng kéo dài suốt mùa khô, tù trưởng khắp nơi kéo về. Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả từ ngoại hình đến hành động, hiện lên trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” vô cùng chân thực và sinh động. Chàng chính là đại diện cho vẻ đẹp cũng như sức mạnh của cộng đồng người Ê-đê.

Bình luận (0)
QL
17 tháng 12 2023 lúc 12:57

Đề 2. Viết bài thuyết phục người bạn từ bỏ một thói quen xấu.

Thuốc kháng sinh là vũ khí tuyệt vời do con người tạo ra để chống lại các bệnh do nhiễm vi khuẩn, nhưng giờ đây vi khuẩn lại có khả năng đề kháng lại thuốc kháng sinh vốn được dùng để tiêu diệt chúng. Kháng kháng sinh đang là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn ngành y tế nói riêng và cả xã hội nói chung.

Kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn. Kháng sinh có tác dụng khác nhau trên từng loại vi khuẩn, một số kháng sinh có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng, một số loại khác tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định được gọi là phổ hẹp.

Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng.

Kháng kháng sinh đang là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn ngành y tế nói riêng và cả xã hội nói chung khi bị ở bất cứ triệu chứng sức khỏe nào người dân cũng tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh. Ngày nay do việc mua và sử dụng kháng sinh quá dễ dàng nên chỉ cần xuất hiện vài biểu hiện bất thường về sức khỏe như sốt, ho, sổ mũi là mọi người tự ý đến hiệu thuốc để mua kháng sinh, hay các bậc cha mẹ tự ý mua kháng sinh cho con mình sử dụng mà không cần biết con mình có nhiễm khuẩn hay không, trẻ em thì có phải uống liều như người lớn không và uống trong thời gian bao lâu là hợp lý.

Bên cạnh đó, các hiệu thuốc dễ dàng tự ý bán thuốc kháng sinh cho bệnh nhân mà không quan tâm bệnh nhân có toa của bác sĩ hay không, hay thậm chí bệnh nhân chỉ cần mang toa thuốc cũ, toa thuốc của người quen, hoặc chỉ cần bảo muốn mua thuốc kháng sinh là được.

Có nhiều loại bệnh lý khác nhau như bệnh miễn dịch, ngộ độc, bệnh chuyển hóa, bệnh nhiễm trùng v.v… Trong đó chỉ có bệnh nhiễm trùng là cần phải sử dụng kháng sinh. Trong các bệnh lý khác, sử dụng kháng sinh không những không giúp điều trị bệnh mà còn làm tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp sốt, đau họng, sổ mũi đa số là do virus gây nên, và kháng sinh thì chỉ có hiệu quả trên vi khuẩn. Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), kết quả khảo sát việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc của người bán thuốc lẫn người dân đều rất thấp. Có đến 88% số dân ở thành thị, 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ”, ....  

 Lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ lãng phí mà còn gây tổn hại đến sức khỏe, các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh. Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán. Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế. Nhiều người khi dùng thuốc kháng sinh chỉ cho rằng nó thuận tiện, giá thành cũng không quá đắt nhưng người dân lại đâu biết rằng tác hại của nó vô cùng nghiêm trọng. Vậy nên mọi người cần làm gì để hạn chế hay bỏ tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh? Nguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là chỉ điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra và dùng chúng khi thực sự cần thiết, được bác sĩ đồng ý. Đúng liều: khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Đúng chỉ dẫn: Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị. Điều này gây nguy hiểm cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng.

     Nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua kháng sinh về dùng cho bất cứ ai hoặc dùng trong chăn nuôi. Nhắc nhở những người quen nếu thấy họ dùng kháng sinh bừa bãi.

     Có thể nói thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà chúng ta không nên chủ quan. Tốt nhất, mỗi người cần có ý thức sử dụng thuốc phù hợp, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau một thời gian điều trị bạn không thấy hiệu quả, hãy đi tái khám và nhận tư vấn từ bác sĩ “hãy dùng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta”.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
QL
8 tháng 9 2023 lúc 18:34

2. 

A: Peter wants to be on the swim team.

B: He has to swim faster than other people. He has to practise swimming every day. 

Tạm dịch:

A: Peter muốn ở trong đội bơi lội.

B: Anh ta phải bơi nhanh hơn những người khác. Anh ấy phải tập bơi mỗi ngày.

3. 

A: Natasha usually stays up late. 

B: She has to go to bed earlier. She has to finish working soon and avoid using the Internet before bedtime. 

Tạm dịch:

A: Natasha thường xuyên thức muộn.

B: Cô ấy phải đi ngủ sớm hơn. Cô ấy phải hoàn thành công việc sớm và tránh sử dụng Internet trước giờ đi ngủ.

4. 

A: Thủy needs some money.

B: She has to work harder to earn more money.

Tạm dịch:

A: Thủy cần một chút tiền.

B: Cô ấy phải làm việc chăm chỉ hơn để kiếm được nhiều tiền hơn.

5. 

A: Hoàng wants to get better grades.

B: He has to do the exam well. He has to study harder for the next semester.

Tạm dịch:

A: Hoàng muốn đạt điểm cao hơn.

B: Anh ấy phải làm bài thi thật tốt. Anh ấy phải học tập chăm chỉ hơn trong học kỳ tới.

Bình luận (0)
AD
Xem chi tiết
DT
14 tháng 1 2017 lúc 12:25

+ Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội". + Những lí lẽ và dẫn chứng: - Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách... ) và có thói quen xấu; - Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa; - Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;

(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm, ... ) - Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Bình luận (1)