Những câu hỏi liên quan
NQ
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
24 tháng 4 2017 lúc 8:11

Học sinh lấy ví dụ có mô -típ: “Thân em như”

   “Thân em như củ ấu gai

Ruôt trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .”

   “Thân em như quế giữa rừng

Ngát hương ai biết thơm lừng ai hay”.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
31 tháng 1 2019 lúc 10:06

Nội dung giao tiếp: Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ .

Bình luận (0)
VD
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
24 tháng 11 2017 lúc 8:15

Phép tu từ:

+ Phép so sánh “Thân em như tấm lụa đào”,

+ Câu hỏi tu từ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

+ Từ láy “phất phơ”,

+ Ẩn dụ “tấm lụa đào”

+ Phép so sánh làm cho lời nói giàu hình ảnh, góp phần miêu tả một cách hình tượng vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Câu hỏi tu từ: Góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm cho lời than thân .

+ Từ láy: thể hiện sự bấp bênh trong thân phận của người phụ nữ góp phân làm cho lời nói giàu hình ảnh .

+ Ẩn dụ: có tác dụng làm cho lời than giàu hình ảnh và hàm súc góp phần khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
NP
3 tháng 11 2016 lúc 15:04

Bn hc cơ bản hay nâng cao

Bình luận (0)
NJ
4 tháng 11 2016 lúc 19:56
Trong kho tàng ca dao truyền thống của ta, bộ phận nói về chủ đề than thân của người phụ nữ chiếm một tỉ lệ rất lớn và trong đó, đáng chú ý nhất là loại bài ngắn (hai câu lục bát hoặc bốn câu). Đó là một trong những mảng ca dao hay nhất, giàu ý nghĩa xã hội và cũng giàu chất ca dao nhất. Chúng thường được mớ đầu bằng những mô típ truyền thống quen thuộc: “Em như...” hoặc “Thân em...”. Đọc qua hoặc nghe qua thì thấy chúng có dáng dấp bề ngoài hao hao giống nhau, nhưng đi sâu vào từng bài cụ thể thì sẽ thấy mỗi câu, mỗi bài đều có những nét riêng không lặp lại về nội dung cũng như về nghệ thuật: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”  Đây là niềm băn khoăn của cô con gái mới lớn, bước vào tuổi lấy chồng. Hình ảnh tấm lụa đào lộng lẫy tượng trưng cho nhan sắc và tuổi xuân phơi phới của người con gái đến tuổi dậy thì, chứng tỏ người con gái ý thức được rất rõ giá trị của mình. Nhưng đây không phải là tấm lụa đào cất trong rương, vắt trong nhà mà đem bán giữa chợ: phất phơ giữa chợ. Cô gái thấy mình đến tuổi gả bán. Trong điều kiện chưa có hôn nhân tự do, mà do mai mối đưa đường, người con gái cảm thấy như là đang ở giữa chợ. “Biết vào tay ai” là một băn khoăn, không phải sợ ế, sợ rẻ, mà chỉ sợ người chủ tương lai của đời mình sẽ thế nào. Đó cũng là câu hỏi của mọi cô gái đến tuổi lấy chồng, một băn khoăn rất thật, rất người. “Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Không tin bóc vỏ mà xem

Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi”.

Người con gái trong bài này lại có tâm trạng lo lắng khác. Cô tự biết phẩm chất của mình thơm thảo, ngọt ngào, nhưng hình như cô có bề ngoài không lấy làm hấp dẫn cho lắm, cô phải tự giới thiệu, chào mời và hứa hẹn về phẩm chất của mình.

“Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời,

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng

Mình ơi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời”.

Người con gái trong bài này đã có người yêu, hai người đã khá tương xứng, đẹp đôi như mặt trăng sánh với mặt trời, sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng. Nhưng anh chàng hình như có gì trục trặc, giống như thay lòng đổi dạ. Nhưng người con gái thì kiên định chờ đợi một lòng.

Ca dao than thân, tình nghĩa là bách khoa thư về hàng nghìn, hàng vạn tâm trạng, số phận con người. Bài Khăn thương nhớ ai nói nỗi lòng tương tư nhớ thương bạn tình qua hình ảnh chiếc khăn, ngọn đèn, con mắt đã làm xúc động bao người. Hoài Thanh có lần nói, nếu chì hai câu sau: Mắt thương nhớ ai mà mắt không yên thì ta đã thấy hay rồi, nhưng là loại hay có thể hiểu được. Còn như hai câu đầu thì hay đẽn mức cơ hồ không hiểu được, không rõ hẳn là nói gì mà vẫn thấy hay. Tôi xem là một trong những câu ca dao hay nhất Việt Nam. Ca dao tương tư rất nhiều và cũng rất đa dạng. Chữ thương, chữ nhớ nói đi nói lại mãi vẫn cứ là mới và không lặp lại. Đây là bài ca dao rất độc đáo, nội dung và nghệ thuật của nó không trùng với bất kì bài ca dao nào khác. Ở đây hai từ thương, nhớ được dùng liền nhau, gắn với từ ai tạo thành một cụm từ điệp và điệp đến năm lần mà mỗi lần nghe đều thấy hay, không biết chán. Bởi vì cụm từ “thương nhớ ai” được gắn với một chủ thể riêng. Các chủ thể Khăn, đèn, mắt tuy khác nhau ahưng đều là một, cáu hỏi thay đổi nhưng câu trả lời thì vẫn giữ nguyên. Khi người ta yêu, mọi vật xung quanh như đều cùng yêu thương và thổn thức cả. Cái hay của bài này là ở đó. Thương, nhớ đều có nghĩa là yêu, nhưng nhớ là yêu mà xa cách, mà xa cách thì lo lắng không yên là rất dễ hiểu: Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi chưa yên mọi bề.

“Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi".

Sinh ra trong một nước có nhiều sông ngòi, kênh rạch, hoàn cảnh tự nhiên cũng tác động đến tư duy con người. Nhưng cái ước vọng sông rộng một gang tay thì thật là chưa đâu có. Bởi độ rộng con sông phải tương xứng với vật liệu xây đắp cái cầu là cái dải yếm. Trong ca dao đã có cầu tre, cầu ván, cầu xây, có cầu cành hồng, cầu mồng tơi, cầu sợi chỉ... nhưng độc đáo nhất bài này là cầu dải yếm. Khi thiết kế ra chiếc cầu dải yếm, cô gái kiến trúc sư Việt Nam hẳn đang độ tuổi mười tám, đòi mươi, tình yêu vừa chớm, sức tưởng tượng dồi dào. Chiếc cầu này chỉ tồn tại trong tưởng tượng, trong ước vọng thầm kín giữa chàng và em, chỉ bắc riêng cho chàng sang chứ không cho mọi người, không phải là cầu công cộng. Đó là chiếc cầu tình yêu. Tình yêu luôn luôn đầy sáng kiến và sáng tạo, nó đẻ ra cái cầu kì diệu.

“Muối ba năm muối vẫn còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa°.

Trong ca dao Việt Nam thường nói tới gừng cay, muối mặn khi nói về tình nghĩa. Muối không chỉ là khoáng chất thiết yếu của sự sống mà còn là thứ gia vị quý giá của thức ăn, có muối mới được đậm đà. Muối biểu tượng cho sự mặn mà, tình nghĩa. Người Nga đón khách quý thì đem bánh mì và muối ra mời khách nêm, coi như người trong một nhà. Gừng là biểu tượng của mọi sự cay đắng của cuộc đời. Gừng cay muối mặn tượng trưng cho cuộc đời cay đắng, ngọt bùi có nhau. Hai câu đầu bài ca dao nêu ra hai câu khởi hứng, vừa ẩn dụ, khẳng định vị mặn và vị cay vẫn có sức bền những ba năm, chín tháng. Cũng ví như “Đôi ta nghĩa nặng tình dày, Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”. Ba vạn sáu nghìn ngày tức là trăm năm, cũng tức là suốt đời, “bách niên giai lão”. Nói ba vạn sáu nghìn ngày không đơn giản chỉ vì cho hiệp vần, mà còn có ý nói tình đôi ta không phải tính năm, mà tính từng ngày, chúng ta yêu nhau từng ngày, có tính từng ngày thì mới ro được tình của ta. Nói mới xa mà thực là không xa hay nói cách khác chỉ đến chết mới cách xa.

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa của Việt Nam thật phong phú, đa dạng. Chỉ tìm hiểu sơ sơ có sáu bài mà ta đã thấy biết bao tâm trạng của con người, biết bao khát vọng, lí tưởng, còn thấy được cái đẹp của biết bao hình ảnh, từ ngữ tài tình mà người bình dân đã sáng tạo ra. Đó là mảng ca dao chẳng những nuôi dưỡng cho ta những tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc, đậm đà tính chất dân tộc, mà còn là cả một kho tàng nghệ thuật ngôn từ độc đáo đến bất ngờ, đủ cho ta yêu mến, khâm phục, kích thích ta sáng tạo.



 
Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
19 tháng 11 2019 lúc 8:16

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
PA
1 tháng 11 2016 lúc 21:06

khổ thơ nào z bn

Bình luận (2)
NN
Xem chi tiết
BC
22 tháng 2 2016 lúc 14:44

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng, thời kì được coi là bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy, một thời đại cần đến những con người khổng lồ và đã sinh ra được những con người khổng lồ. Uy-li-am Sếch-xpia là người khổng lồ sinh ra trong thời đại đó. Uy-li-am Sếch-xpia trải qua tuổi thơ nhiều vất vả. Tuy nhiên, thời gian đó giúp cho ông có điều kiện làm quen với nghệ thuật để sau này trở thành dòng máu trong ông. Thời thanh niên của Uy-li-am Sếch-xpia cũng là giai đoạn phồn thịnh của nước Anh, là mảnh đất lí tưởng cho tư tưởng nhân văn phát triển. Đó là điều kiện để Uy-ki-am Sếch-xpia sáng tác nhiều tác phẩm bất hủ. Ông để lại 37 vở kịch gồm kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch, phần lớn là kiệt tác của nhân loại. Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy khẳng định cuộc sống của con người.

2. Tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch nổi tiếng đầu tiên của Uy-li-am Sếch-xpia, được viết vào cuối thế kỉ XVI, gồm năm hồi bằng thơ xen lần với văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối  hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (I-ta-li-a) thời trung cổ. Vở kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Mối tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khẳng định sức sống, sức vượt qua mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời tố cáo đanh thép, kết án xã hội phong kiến. Tác phẩm cũng đạt đến tầm cao nghệ thuật tổ chức kịch tính, qua việc dẫn dắt hành động kịch và cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Đoạn trích Tình yêu và thù hận thuộc lớp 2, hồi II của vợ kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

II. Tìm hiểu tác phẩm

Câu 1. 6 lời thoại đầu trong bối cảnh đoạn trích Đây là giai đoạn độc thoại của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Từng nhân vật độc thoại để bộc lộ tâm trạng của mình. Mỗi nhân vật độc thoại ba bần xen kẽ nhau. Họ đều bộc lộ tình yêu tha thiết và say đắm của mình với người yêu nhưng nội dung các lời độc thoại của họ có nét khác nhau : Rô-mê-ô tập trung ca ngợi sắc đẹp lỗng lẫy của Giu-li-ét, còn Giu-li-ét lại quan tâm nhiều hơn đến chuyện dòng họ của Rô-mê-ô – dòng họ đã gây hận thù cho dòng họ của nàng. Có hai lời độc thoại dài nhất, bộc lộ rõ nhất tâm trạng của hai nhân vật : đó là lời độc thoại mở đầu của Rô-mê-ô và lời độc thoại khép lại giai đoạn này của Giu-li-ét. Mười lời thoại tiếp theo là giai đoạn đối thoại của hai nhân vật. Mỗi nhân vật có năm lời thoại, mở đầu là Rô-mê-ô và kết thúc là Giu-li-ét. Nội dung các lời thoại đều tập trung vào việc giải quyết mối hận thù giữa hai dòng họ để mở đường chắp cánh cho tình yêu của họ bay cao hơn.

Câu 2. Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét thể hiện qua đoạn trích - Trong lời thoại của Rô-mê-ô : Nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em… - Trong lời thoại của Giu-li-ét : Em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Chàng ơi ! Hãy mang tên họ nào khác đi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi…

Câu 3. Diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô qua lời thoại đầu tiên. Đây là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại được viết rất trau chuốt với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-ét. Trong tâm trạng đó, Rô-mê-ô chỉ còn nhìn thấy một số điều đó là Giu-li-ét đẹp như một nàng tiên lộng lẫy át cả vẻ đẹp của trăng sao trên bầu trời ; chỉ còn biết làm một việc duy nhất là tìm những lời đẹp đẽ nhất, những hình ảnh rực rỡ nhất để ca ngợi nhan sắc tuyệt mĩ của nàng. Đây là tâm trạng của chàng trai mà tình yêu đầy ắp trong tim, đã trào ra và tuôn chạy ào ạt như một khúc nhạc ái tình nồng nàn, ngây ngất, đắm say.

Câu 4. Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét Bởi tình yêu dành cho Rô-mê-ô nên Giu-li-ét chỉ nghĩ đến trở ngại lớn nhất là vấn đề hận thù dòng họ. Từ đó nàng có những suy nghĩ thật táo bạo : hoặc Rô-mê-ô từ bỏ dòng họ của chàng, hoặc nàng sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Đối với Giu-li-ét, điều quan trọng của con người là tình yêu chứ không phải là dòng họ : Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Lời độc thoại nội tâm của nàng cho thấy tình yêu bùng lên mạnh liệt, giúp thêm sức mạnh cho cả Rô-mê-ô và nàng vượt qua sự thù hận của dòng họ. Ý nghĩa trong lời độc thoại nội tâm mà Giu-li-ét trở đi trở lại nhiều lần với bao day dứt, giằng xé trong tim. Đến khi đối thoại trực tiếp với Rô-mê-ô, nàng lại bày tỏ cùng chàng tâm trạng của mình để cùng chia sẻ và tìm cách vượt qua.

Câu 5. Việc giải quyết vấn đề tình yêu và thù hận Vấn đề thù hận dòng họ : thái độ của Rô-mê-ô rất kiên quyết. Ba trên năm lời đối thoại của Rô-mê-ô thể hiện thái độ dứt khoát của chàng trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề thù hận : Tôi sẽ thay đổi tên họ ; sẽ xé nát  cái tên đó vì nó là kẻ thù của em ; chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó. Tình yêu có sức mạnh to lớn, có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích. Các câu như cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng thù hận của dòng họ nữa đâu thể hiện ý chí vượt qua tất cả để đến với tình yêu của Rô-mê-ô. Như vậy, có thể nói vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết dứt khoát qua 16 lời thoại, và trên tinh thần các lời thoại đó của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét, thì tình yêu đã chiến thắng hận thù. Đó là bản chất, sức mạn, vẻ đẹp của tình yêu con người mà Uy-li-am Sếch-xpia đã ca ngợi trong đoạn trích cũng như trong toàn bộ vở kịch. 

Bình luận (0)